Du Lịch

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, chốn tiên cảnh bên dòng sông Đáy

Nhắc đến những danh thắng ở Hà Nam không thể không nhắc đến đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, một địa danh với cảnh sắc đẹp và lễ hội hát dặm tôn vinh anh hùng Lý Thường Kiệt.

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, chốn tiên cảnh bên dòng sông Đáy

Ảnh: Lê Hữu Bình.

Ảnh: Lê Hữu Bình.

Ấn tượng đầu tiên với mỗi du khách khi đến khu danh thắng đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn là đền Trúc. Đền Trúc nằm hướng ra con sông Đáy hiền hòa. Sở dĩ có tên này vì xưa kia xung quanh đền là khu rừng trúc rậm rạp rộng tới hàng chục mẫu. Ngày nay, rừng trúc không còn nữa nhưng bao quanh đền vẫn còn một lớp trúc khá dày.

Cảnh quang xung quanh danh thắng. Ảnh: Thắng Hoàng.

Danh Bạ Du Lịch

Cảnh quang xung quanh danh thắng. Ảnh: Thắng Hoàng.

Nếu đi thuyền đến đền Trúc phải đi qua hơn chục bậc xây bằng gạch. Cổng đền gồm 4 cột đồng trụ, hai cột chính ở giữa, hai cột nhỏ ở hai bên. Hai cột chính cao trên 6m được chia thành 3 phần: phần dưới là một khối chữ nhật, các mặt đều có gờ chỉ tạo thành những khung cân đối.

Đền Trúc. Ảnh: Báo Hà Nam.

Đền Trúc. Ảnh: Báo Hà Nam.

Qua sân gạch rộng trên 10m là đến nhà tiền đường. Đền có 5 gian, xây cao trên mặt sàn được đặt thành 3 cấp, hai đầu hồi bít đốc. Mặt trước hai đầu hồi xây sát tường phía ngoài từ tàu mái đến thềm chính giữa để một cửa sổ hình chữ “thọ”. Ba gian giữa là hệ thống cửa gỗ được làm vào sát hàng cột quân.

Ảnh: Ngoc Quach Tuan.

Ảnh: Ngoc Quach Tuan.

Rồng đá ở đền Trúc. Ảnh: Báo Hà Nam.

Rồng đá ở đền Trúc. Ảnh: Báo Hà Nam.

Tường đầu hồi và cả hai phía đằng trước xây nhô ra, phía ngoài cùng là hai cột đồng trụ. Ngôi đền được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Ba gian hậu cung cũng được xây dựng cùng phong cách với nhà tiền đường: xây bít đốc, khung gỗ lim, kéo giá chiêng và lợp ngói nam. Ngăn cách giữa nhà tiền đường với hậu cung là khoảng sân hẹp có hòn non bộ.

Đường vào đền bao quanh bởi trúc. Ảnh: Hoàng Huế.

Đường vào đền bao quanh bởi trúc. Ảnh: Hoàng Huế.

Khu danh thắng đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và hai mẹ con bà hàng nước. Tương truyền, khi Lý Thường Kiệt mang quân đi chinh phạt giặc vào năm 1069, đoàn chiến truyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch thì gặp một trận gió lớn cuốn bay lá cờ lên đỉnh núi.

Cổng đền. Ảnh: Hoàng Huế.

Cổng đền. Ảnh: Hoàng Huế.

Lý Thường Kiệt thấy lạ bèn cho quân sĩ sửa lễ tế trời đất cầu cho trận chiến được suôn sẻ. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên xin phù hộ ngài đánh giặc. Từ đó ông đặt tên là núi Quyển Sơn và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn. Lần ra quân ấy, Lý Thường Kiệt thắng lớn.

Cầu Thi Sơn. Ảnh: Hoàng Huế.

Cầu Thi Sơn. Ảnh: Hoàng Huế.

Sau chiến thắng, trên đường về kinh đô, Lý Thường Kiệt đã giết trâu mổ bò làm lễ tạ trời đất và khao thưởng ba quân cùng dân làng quanh đó. Sau đó ông xin vua phong bà hàng nước là Mẫu Hậu, cô con gái là công chúa và sửa sang lại đền thờ, đó là đền Trúc.

Sông Đáy. Ảnh: Hoàng Huế.

Sông Đáy. Ảnh: Hoàng Huế.

Ngũ Động Thi Sơn gồm 5 động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào trong lòng núi Cấm. Mỗi động có mỗi hình thù kỳ thú khác nhau. Lối vào động lên cao, nhìn ra mặt sông Đáy. Lối ra nằm bên kia vách núi, không khí trong động rất thoáng mát.

Ngũ Động Thi Sơn. Ảnh: Quynh Nguyen.

Ngũ Động Thi Sơn. Ảnh: Quynh Nguyen.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Ngu-dong-thi-son-ivivu

Ban ngày ánh sáng rọi vào phản chiếu sắc màu lung linh trên vách động; buổi trưa nắng lọt qua những khe lá trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiều là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng hôn.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Đường vào động. Ảnh: Đoàn Nguyễn.

Đường vào động. Ảnh: Đoàn Nguyễn.

Trong các động có vô số thạch nhũ phong phú về hình dạng, kích thước, như hình con trai, con hến, hình lá cờ, con trâu… Nhiều cái mọc nhô lên từ mặt đất, có cái lại mọc từ vách động, trần động rủ xuống. Màu sắc nhũ, độ bóng, độ xốp của các nhũ cũng khác nhau.

Ảnh: Pham Tuan.

Ảnh: Pham Tuan.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Ảnh: Quynh Nguyen.

Khu danh thắng đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật mang đến cho du khách những trải nghiệm bất ngờ, thú vị, đặc biệt là vào năm mới khi mùa xuân tạo nên vẻ đẹp tươi mới cho trời đất.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button