Du Lịch

Chùa Bái Đính – Quần thể chùa lập nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á

Quần thể chùa Bái Đính nằm ở phía Tây cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh, tỉnh Ninh Bình. Quần thể gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới đã trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều Phật tử và du khách mọi miền.

Chùa Bái Đính – Quần thể chùa lập nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á

Ảnh: @ovecka_b

Ảnh: @ovecka_b.

Ảnh: @ mr_phong82.

Ảnh: @mr_phong82.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: @soliter_na_cestach.

Ảnh: @soliter_na_cestach.

Bái Đính có nghĩa là hướng về núi Đính, ngọn núi diễn ra nhiều sự kiện lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Núi ở chùa Bái Đính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn cầu mưa thuận gió hòa, là nơi diễn ra lễ tế cờ khi vua Quang Trung chuẩn bị kéo quân ra Thăng Long đại phá quân Thanh.

Toàn cảnh chùa Bái Đính. Ảnh: @ victor_mmf_

Toàn cảnh chùa Bái Đính. Ảnh: @ victor_mmf_.

Ảnh: @soliter_na_cestach

Ảnh: @soliter_na_cestach.

Chùa Bái Đính cổ được thiền sư Nguyễn Minh Không phát hiện ra, ông đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông. Tương truyền rằng ở đây có nhiều cây thuốc quý mà người dân gọi là thuốc tiên. Sau này nhiều lương y ở khắp nơi cũng đến kiếm thuốc quý về chữa bệnh.

Ảnh: @ paulonobregaserra

Ảnh: @paulonobregaserra.

Ảnh: @soliter_na_cestach

Ảnh: @soliter_na_cestach.

Trong hai cuộc kháng chiến, khu vực chùa Bái Đính thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, nơi những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền lý tưởng của Đảng, mục đích của cuộc cách mạng đến người dân.

Ảnh: @ paulonobregaserra

Ảnh: @paulonobregaserra.

Ảnh: @kusaenuyen.

Ảnh: @kusaenuyen.

Chùa Bái Đính cổ nằm trên ngọn núi cao 187m, cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m. Khu chùa nằm trong vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.

Đại Hồng Chung. Ảnh: @orvencataniag

Đại hồng chung. Ảnh: @orvencataniag.

Ảnh: @katynguyenx

Ảnh: @katynguyenx.

Năm 1997, Bái Đính cổ tự được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động, toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu được đặt giữa lòng những sơn động. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng hàng bao thế kỷ. Khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông động lòng vì vẻ đẹp mà đã tự tay đề tặng bốn chữ “Minh Đỉnh danh lam”, nghĩa là “Lưu danh thơm cảnh đẹp”.

Ảnh: @jur.tr

Ảnh: @jur.tr.

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) là công trình lớn với diện tích 80 ha, nằm ở phía Tây cố đô Hoa Lư. Một số hạng mục chính của chùa: điện Tam Thế, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, bảo tháp, tháp chuông và các công trình phụ trợ, khu học viện Phật giáo, khu nhà tiếp khách…

Ảnh: @ovecka_b

Ảnh: @ovecka_b.

Nếu chùa cũ khiêm nhường ẩn mình giữa núi rừng thì chùa mới lại lộng lẫy lại nổi bật. Chùa Bái Đính mới có những pho tượng được chạm khắc tinh tế tựa lưng vào sườn núi. Quần thể chùa như viên ngọc sáng lấp lánh, đa màu sắc, hội tụ linh khí ngàn năm. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn mang dấu ấn kiến trúc Việt Nam.

Ảnh: @ovecka_b

Ảnh: @ovecka_b.

Các nguyên vật liệu chính ở địa phương được dùng trong xây chùa mới như: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng nâu sẫm… Vòm mái nâu sẫm, cong hình đuôi chim phượng chính là điểm khác biệt nhất của kiến trúc chùa Bái Đính mới.

Ảnh: @ovecka_b

Ảnh: @ovecka_b.

Chùa được xây dựng với sự đóng góp của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, đúc đồng Ý Yên, chạm khắc đá Ninh Vân, sơn mài Cát Đằng, thêu ren Văn Lâm, cạm bạc Đồng Xâm… Vì thế kiến trúc ở chùa rất thuần Việt, tạo cảm giác thân thuộc.

Ảnh: @kaselova_rox

Ảnh: @kaselova_rox.

Ngày nay, chùa Bái Đính đang là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với những kỷ lục đã được ghi nhận: khu chùa rộng nhất Việt Nam (cả chùa cũ và chùa mới); khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á (gần 3 km); khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m).

Ảnh: @soliter_na_cestach

Ảnh: @soliter_na_cestach.

Ngoài ra đây còn là khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, khu chùa nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam (100 cây bồ đề Ấn Độ); tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á (tượng đồng 100 tấn); tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (nặng 100 tấn); chuông đồng lớn nhất Việt Nam (đại hồng chung nặng 36 tấn).

Ảnh: @soliter_na_cestach

Ảnh: @soliter_na_cestach.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button