Du Lịch

Vi vu qua các địa điểm đặc sắc của phố người Hoa Sài Gòn

Nếu có dịp đặt chân đến thành phố mang tên Bác, du khách đừng quên vi vu qua các địa điểm đặc sắc ở các khu phố người Hoa nổi tiếng. Một nơi mà du khách sẽ thấy được nét đẹp độc đáo kết hợp văn hóa Trung Hoa và Việt Nam tạo nên sắc màu riêng cho những khu phố này.

Vi vu qua các địa điểm đặc sắc của phố người Hoa Sài Gòn

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền – quận 11

Một trong những điểm đến đầu tiên của hành trình dạo quanh phố người Hoa là con đường Hà Tôn Quyền huyền thoại nằm ngay quận 11. Từ lâu nơi đây được mệnh danh là “phố sủi cảo” của thành phố Hồ Chí Minh. Dọc hai bên đường, có khoảng hơn 20 tiệm lớn nhỏ bán món mì sủi cảo.

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Danh Bạ Du Lịch

Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Ảnh: Huỳnh Nhi/Vnexpress.

Từ lâu sủi cảo đã trở thành một món ăn vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc và mang một ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa, tượng trưng cho sự may mắn và giàu sang. Mì sủi cảo là sự kết hợp giữa những sợi mì vàng dai dai, được làm từ bột mì nguyên chất và trứng tươi do chính tay các chủ tiệm người Hoa kéo sợi, cùng những chiếc bánh sủi cảo be bé có phần nhân gồm thịt tôm, thịt lợn băm, cải thảo và gia vị. Không chỉ có vậy, để món ăn chinh phục lòng người, nước dùng của mì sủi cảo cũng được các đầu bếp kì công chế biến bằng cách ninh nhừ xương ống đã qua sơ chế trong nhiều tiếng đồng hồ nhằm lấy vị ngọt thanh tự nhiên của tủy xương.

Chùa Bà Thiên Hậu – quận 5

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là “chùa Bà Chợ Lớn”, nơi thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng của người Quảng Đông. Họ tin rằng, nhờ sự chở che của bà mà thuyền bè ra khơi được an toàn, đưa họ đến mảnh đất Sài Gòn thuở xưa một cách bình an, vượt qua khó khăn để an cư lạc nghiệp.

kham-pha-chua-ba-thien-hau-sai-gon-ivivu

Ảnh: @nammymikami

Ảnh: @nammymikami

Ảnh: Lê Hồng Bích Ly

Ảnh: Lê Hồng Bích Ly

Từ đường nét kiến trúc đến cách bày trí không gian thờ tự tại chùa đều đậm nét văn hóa Trung Hoa. Chùa cũng lưu giữ một vài hiện vật cổ liên quan đến đời sống của cộng đồng người Hoa, cho phép bạn trở về những ngày Chợ Lớn mới được thành lập.

Chợ Bình Tây – quận 6

Chợ Bình Tây (quận 6) hay còn được biết đến với tên gọi “chợ Lớn Mới”, được khởi công xây dựng từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1930, do thương nhân Quách Đàm tự bỏ tiền xây dựng. Chợ mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc Á Đông, được xây dựng theo kĩ thuật hiện đại của phương Tây lúc đương thời, cầu kỳ với phần mái chồng nhiều lớp được lợp bằng ngói giúp tạo ra các khoảng không thoáng mát cho ngôi chợ sầm uất bậc nhất phía tây thành phố. Ở khoảng sân trung tâm ngôi chợ là nơi đặt bệ thờ thương nhân Quách Đàm để ghi nhớ công lao của ông, các tiểu thương trong chợ thường xuyên đến thắp hương và cầu mong cho việc làm ăn, buôn bán thuận lợi.

cho-binh-tay-nemtv

Ảnh: @sokheng_chhom

Ảnh: @sokheng_chhom

Phố Đông Y – quận 5

Con phố Đông Y nổi tiếng của quận 5 được tạo thành bởi ba tuyến đường Lương Nhữ Học, Hải Thượng Lãn Ông và Triệu Quang Phục, thường xuyên được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé tham quan, mua sắm dược liệu.

Ảnh: baochinhphu

Ảnh: baochinhphu.

Các mặt hàng được bán tại các cửa hàng. Ảnh: ngoisao.vnexpress.

Các mặt hàng được bán tại các cửa hàng. Ảnh: ngoisao.vnexpress.

Đặt chân vào đây, du khách sẽ chỉ toàn ngửi thấy mùi vị của đủ các loại thuốc quý. Với nhiều người không thích mùi thuốc bắc sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi ngửi thấy mùi của những loại thuốc này. Không ai rõ những cửa tiệm thuốc đông y hình thành chính xác từ khi nào, chỉ nhớ mang máng có từ khi người Hoa đến đây sinh sống và trở thành một nét đặc biệt tại khu phố này.

Hội quán Tam Sơn – quận 5

Là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa, hội quán Tam Sơn được cộng đồng người Hoa tỉnh Phúc Kiến xây dựng vào năm 1839 dưới thời vua Minh Mạng. Được xây dựng ở địa chỉ 118D Triệu Quang Phục, quận 5, hội quán Tam Sơn ngày nay vẫn bảo tồn nguyên vẹn những kiến trúc Phúc Kiến nguyên gốc từ thời đó.

Tam-Son-Hoi-Quan-tripadvice

Ảnh: Tuyết Nhi Trần.

Ảnh: Tuyết Nhi Trần.

Ảnh: chychy.

Ảnh: chychy.

Ban đầu hội quán Tam Sơn là nơi thờ phụng Kim Huê Thánh Mẫu tức Bà Chúa Thai Sinh, người cai quản vấn đề sinh nở theo quan niệm dân gian người Trung Quốc. Do đó, những người đến đây hành hương thường là các cặp vợ chồng hiếm muộn đến cầu tự. Sau này, cộng đồng người Việt gốc Hoa tại đây chuyển Kim Huê Thánh Mẫu sang thờ phụng cùng với Phước Đức Chánh thần ở hai bên điện và Thiên Hậu Thánh Mẫu được tôn lên thành vị thần được thờ phụng chính.

 

Theo iVIVU.com

 

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (3 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button