Du Lịch

Top 5 món ngon nhất định phải thử khi đến Hà Nam

Vùng đất Hà Nam thích hợp là nơi du lịch tâm linh, văn hóa và ẩm thực khi có các di tích lịch sử, thắng cảnh và làng nghề lâu đời. Ẩm thực Hà Nam có nhiều món ăn hấp dẫn vô cùng nổi tiếng, đặc biệt là những món trong bài viết sau.

Top 5 món ngon nhất định phải thử khi đến Hà Nam

Cá kho Vũ Đại

Cá kho làng Vũ Đại sử dụng cá trắm đen, tươi sống, dùng niêu đất Bát Tràng và củi nhãn để đun nấu. Nấu hoàn toàn bằng cách thủ công mới giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon, đậm đà truyền thống cho nồi cá kho.

Kho cá. Ảnh: TTXVN.

Kho cá. Ảnh: TTXVN.

Danh Bạ Du Lịch

Cá trắm được chọn chỉ lấy phần thân và đuôi, sơ chế sạch sẽ, cắt cá phải thật cẩn thận, chia làm sao cho các khúc cá đều nhau, đúng đường sống lưng giữa của cá. Cá được ướp muối rồi thêm gừng, riềng xay, nước mắm, tương… và nước cốt chanh để loại bỏ mùi tanh của cá.

Ảnh: VnExpress.

Ảnh: VnExpress.

Theo cách kho cá truyền thống, niêu cá được đun trên bếp than trong 10 đến 12 tiếng đồng hồ để cá nhừ và ngấm gia vị, xương mềm. Trong thời gian đó, củi lửa phải được trông coi, không để lửa quá lớn hoặc lửa tắt mà phải đảm bảo than trong lò luôn đượm, niêu cá sôi liu riu và cá được chêm nước khi nước gần cạn.

Ảnh: Báo Pháp luật.

Ảnh: Báo Pháp Luật.

Bánh cuốn Phủ Lý

Không được chế biến quá cầu kì nhưng từng miếng bánh cuốn Phủ Lý, Hà Nam đều có hương vị đặc biệt, giản dị mộc mạc. Bánh cuốn Phủ Lý được làm bằng gạo tẻ, loại gạo tám xoan ngon nhất. Gạo sẽ được ngâm trong nước từ 3 đến 4 tiếng sau đó xay thành bột.

Bánh cuốn Phủ Lý. Ảnh: Hà Nam.

Bánh cuốn Phủ Lý. Ảnh: Hà Nam.

Bánh cuốn Phủ Lý dày, trắng như lòng trắng trứng gà sau khi được hấp lên, vừa chín thì bỏ bánh ra, thêm hành khô, vài giọt mỡ để thêm béo ngậy. Đặc trưng của loại bánh cuốn là lá bánh dày nhưng rất dẻo dai và mềm mại.

Ảnh: Vân Anh/VnExpress.

Ảnh: Vân Anh/Vnexpress.

Bánh cuốn nơi đây không ăn với chả quế, chả lụa mà ăn với chả thịt nướng. Loại thịt làm chả là thịt ba chỉ, thái mỏng, đem ướp với các loại gia vị rồi nướng trên than hoa, tay quạt chả phải khéo léo để chả vàng ruộm và dậy mùi thơm. Khi ăn bánh cuốn, thực khách ăn cùng nước mắm chua ngọt, có thêm dưa góp từ su hào, cà rốt và thịt nướng tẩm gia vị vừa ăn. Thịt nướng không quá khô, cũng không nhiều mỡ, thơm mềm.

Cuốn bánh. Ảnh: Báo Hà Nam.

Cuốn bánh. Ảnh: Báo Hà Nam.

Mắm cáy Bình Lục

Làm mắm cáy cần sự tập trung và tỉ mỉ. Cáy sau khi bắt về đem lột yếm, bóc trắng và giã nhuyễn. Trong quá trình nêm giã, người làm sẽ nêm muối tinh, giềng hoặc gừng đập dập. Người làm mắm phải có đủ kinh nghiệm để biết được với lượng muối, lượng gừng bao nhiêu thì mắm sau khi thành phẩm sẽ thơm ngon, đậm đà. Mắm cáy Bình Lục có màu cánh gián rất đẹp, có vị thơm bùi của giềng, vị mặn mòi của muối và vị cay nóng của gừng… rất phù hợp để làm nước chấm hoặc chế biến các món ăn khác.

Mắm cáy Bình Lục ăn kèm với rau luộc.

Mắm cáy Bình Lục ăn kèm với rau luộc.

Bánh đa Kiện Khê

Bánh đa Kiện Khê ở vùng Hà Nam được yêu thích bởi bánh thơm, giòn, béo ngậy và đậm đà hơn những nơi khác. Có được điều đó là do thợ làm bánh cẩn thận trong từng khâu chế biến, đặc biệt là việc chọn gạo và một số nguyên liệu khác như vừng, lạc, dừa…

Bánh đa Kiện Khê. Ảnh: Báo Hà Nam.

Bánh đa Kiện Khê. Ảnh: Báo Hà Nam.

Bún Tái Kênh

Để làm nên những mẻ bún Tái Kênh thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên là khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là gạo Khang Dân, gạo Ải – loại gạo khi nấu phải khô. Gạo khi vo kỹ được ngâm cho nở, vo sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn.

Tiếp theo là nặn bột thành quả tròn, đem luộc trong nước sôi khoảng 5 phút cho chín lớp vỏ bột bên ngoài rồi cho vào cối giã nhuyễn, để phần sống và phần chín quyện kỹ với nhau, sau khi bột đã dẻo cho thêm nước vào nhào bột. Bột được nhào rồi đưa qua màn lọc sạn để lọc bụi và các cặn lẫn vào bột, để khi làm sợi bún không bị sạn.

Bún Tái Kênh.

Bún Tái Kênh.

Bột được đưa vào khuôn vắt thành sợi luộc trong nồi nước sôi vài ba phút. Khi bún nổi lên trên mặt nước thì dùng rổ vớt bún ra, rửa sạch qua nước lọc cho khỏi bết dính. Nếu là bún rối thì sau khi rửa sạch cần vẩy khô nước, đổ lên tấm lưới và bật quạt điện cho khô.

Vọc Long Tửu

Người nấu rượu ở làng Vọc luôn trung thành với một công thức chưng cất rượu lâu đời. Đó là nấu bằng loại gạo đặc sản ngon đem ủ với men ta gồm 36 vị thuốc bắc. Từ lúc úp men phải đợi từ 2 đến 3 ngày chờ khi men dậy mới được mở. Cơm rượu cũng chỉ nấu chín vừa, không khô hoặc nhão quá, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vò sành ủ suốt 48 tiếng, khi thấy có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì mới đem nấu rượu.

Vọc Long Tửu. Ảnh: Dân Việt.

Vọc Long Tửu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Vò rượu ngâm lâu. Ảnh: Dân Việt.

Vò rượu ngâm lâu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Đặt chân đến Hà Nam bạn không thể bỏ qua những món đặc sản trên, thưởng thức và mang về làm quà sẽ tạo nhiều kỷ niệm hơn cho chuyến đi của bạn. Đừng quên theo dõi blog iVIVU để cập nhật nhanh nhất những bài viết hữu ích!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button