Du Lịch

Đến Hà Nam thăm ngôi chùa Long Đọi Sơn gần 1000 năm tuổi

Vùng đất cổ Hà Nam có nhiều danh thắng, chùa chiền lâu đời, trong đó có ngôi chùa Long Đọi Sơn gần 1000 năm tuổi do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan xây dựng từ năm 1054, tọa lạc trên đỉnh núi, giữa rừng cây xanh mát.

Đến Hà Nam thăm ngôi chùa Long Đọi Sơn gần 1000 năm tuổi

Chùa nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Hà Nam.

Chùa nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Hà Nam.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Nam, chùa Long Đọi Sơn thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm trên một quả núi mang tên núi Đọi, ngọn núi vươn lên giữa vùng chiêm trũng của Hà Nam.

Cổng chùa Long Đọi Sơn. Ảnh: Doanh Nhân Plus.

Danh Bạ Du Lịch

Cổng chùa Long Đọi Sơn. Ảnh: Báo Doanh Nhân Plus.

Ngọn núi từ xa trông giống một con rồng lớn hướng về phía kinh thành Thăng Long. Chùa được mang tên núi, ngoài ra chùa còn có tên “Diên Linh tự” hay “Long Đọi”. Chùa nằm ở vị trí sơn thủy hữu tình, yên tĩnh càng làm cảnh chùa thêm tịch mịch và huyền bí.

Bậc thang lên chùa. Ảnh: Huyền Vũ/VnExpress.

Bậc thang lên chùa. Ảnh: Huyền Vũ/Vnexpress.

Diện tích chung của chùa Long Đọi Sơn rất rộng, lưng tựa vào núi Ðiệp với ba dòng sông bao quanh. Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà người dân vẫn gọi là chín mắt rồng. Để lên đến chùa, du khách phải leo gần 400 bậc đá men theo triền núi. Trước tam quan chùa là nhiều gốc cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm.

Tam quan chùa. Ảnh: dangcongsan.vn

Tam quan chùa. Ảnh: dangcongsan.vn.

Theo sử sách, chùa do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054. Đến năm 1121, vua Lý Nhân Tông tiếp tục tôn tạo và xây thêm bia bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh, nay là bảo vật quốc gia. Đến đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược, chùa bị phá hủy nhiều. Đến khoảng năm 1591, người dân đã trùng tu lại ngôi chùa.

Ảnh: Doanh nhân Plus.

Ảnh: Báo Doanh Nhân Plus.

Bia Sùng Thiện Diên Linh. Ảnh: dangcongsan.vn

Bia Sùng Thiện Diên Linh. Ảnh: dangcongsan.vn.

Vào năm Tự Đức thứ 13, chùa Long Đọi Sơn được sửa sang tiền đường, thượng điện, nhà tổ, gác chuông… Đến năm 1864, chùa tiếp tục được tu sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và khánh đá.

Bia ghi nhiều thông tin về chùa. Ảnh: dangcongsan.vn

Bia ghi nhiều thông tin về chùa. Ảnh: dangcongsan.vn.

Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa lại bị tàn phá. Sau ngày hòa bình lập lại, chính quyền cùng người dân đã cùng nhau trùng tu chùa. Lần sửa chữa vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính. Đầu những năm 2000, chùa tiếp tục được tu bổ, tôn tạo xây dựng mới nhằm phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Tượng đầu người mình chim thời Lý. Ảnh: dangcongsan.vn

Tượng đầu người mình chim thời Lý. Ảnh: dangcongsan.vn.

Những bức tượng cổ. Ảnh: VOV.

Những bức tượng cổ. Ảnh: VOV.

Giữa tả môn, hữu môn chùa sừng sững nhà bia xây theo kiểu chồng diêm tám mái. Hai mươi bậc đá dựng đứng như chiếc thang dẫn đến sân chùa, kề đó là hai dãy nhà động tội bày ra 10 cửa ngục, nhắc nhở người ta vươn tới chân thiện mỹ. Trong nhà bia có tấm bia bảo vật quốc gia Sùng Thiện Diên Linh cao 2,5m, rộng 1,65m.

Lối vào chính điện. Ảnh: Doanh nhân Plus.

Lối vào chính điện. Ảnh: Báo Doanh Nhân Plus.

Bệ bia là khối đá hình chữ nhật dài 2,4m. Mặt bia được chia làm hai nửa tạc hình hai con rồng, đuôi ở đoạn sau xoắn thành bốn khúc. Phía sau chùa là sân, vườn hoa, hai bên sân đặt tượng các vị La Hán. Cạnh vườn hoa có nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách.

Chùa cổ kính. Ảnh: Huyền Vũ/VnExpress.

Chùa cổ kính. Ảnh: Huyền Vũ/Vnexpress.

Bên cạnh những pho tượng cũ của chùa, các pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công để giữ nét cổ kính. Các di vật còn giữ được ngoài bia Sùng Thiện Diên Linh còn có sáu pho tượng Kim Cương. Giá trị không kém là hai pho tượng hình người cánh chim cao 40cm, rộng 30cm cùng rất nhiều mảng đầu rồng, đầu thú bằng đất nung thời Lý.

Sân chùa. Ảnh: Huyền Vũ/VnExpress.

Sân chùa. Ảnh: Huyền Vũ/Vnexpress.

Tồn tại qua nhiều năm tháng, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính của phong cách kiến trúc thời Lý. Ngôi chùa còn phản ánh thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo trong lịch sử dân tộc. Tư liệu hiện vật của chùa phản ánh triết lý duyên khởi, tình hình Phật giáo Đại Việt thời Lý.

Khu lăng mộ các vị trụ trì. Ảnh: dangcongsan.vn

Khu lăng mộ các vị trụ trì. Ảnh: dangcongsan.vn.

Người vãn cảnh chùa. Ảnh: dangcongsan.vn

Người vãn cảnh chùa. Ảnh: dangcongsan.vn.

Hàng năm vào ngày 21 tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức nhằm giữ gìn văn hóa tín ngưỡng lâu đời. Đất Hà Nam vì thế ngày càng thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu những dấu ấn của người Việt xưa với quá khứ bi hùng. Lễ hội còn là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và những người có công lao lớn nói chung.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button