Du Lịch

Đền Mẫu Hưng Yên – Ngôi đền linh thiêng ở Phố Hiến

Đền Mẫu nằm trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến, là ngôi đền rất linh thiêng, luôn đông đúc khách hành hương, đặc biệt vào những ngày xuân năm mới.

Đền Mẫu Hưng Yên – Ngôi đền linh thiêng ở Phố Hiến

Nằm ở đường Bãi Sậy, thành phố Hưng Yên, đền Mẫu tọa lạc bên hồ bán nguyệt chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể rất có giá trị và độc đáo của phố Hiến.

Nghi môn đền Mẫu. Ảnh: Báo Xây dựng.

Nghi môn đền Mẫu. Ảnh: Báo Xây dựng.

Đền được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông năm 1279 và trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng vẻ cổ kính vẫn còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng. Đền ngày nay thờ bà Dương Quí Phi nguyên là vợ vua Tống bên Trung Quốc, tương truyền trong chùa còn có chiếc giường từng là nơi nghỉ ngơi của bà.

Danh Bạ Du Lịch
Tòa tiền tế. Ảnh: Báo Xây dựng.

Tòa tiền tế. Ảnh: Báo Xây dựng.

Nghi môn đền Mẫu được xây dựng theo kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu – Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam có dòng chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi”.

Ảnh: @simsim1811

Ảnh: @simsim1811.

Du khách đến chiêm bái đền như bước vào không gian thiêng liêng với khói nhang phảng phất, cảnh sắc thanh bình. Trước sân đền có tán cây cổ thụ rủ bóng trầm mặc với khoảng sân là sự hội tụ của ba thân cây: cây đa, cây xanh, cây si.

Điện Lưu Ly. Ảnh: Báo Xây dựng.

Điện Lưu Ly. Ảnh: Báo Xây dựng.

Ba cây được trồng cách đây khoảng 800 năm và mọc chồng lên nhau. Các rễ cây mọc ra tạo thành thế kiềng ba chân rất vững chắc như bàn tay của Mẫu đón các con về. Theo các nhà khoa học, các cây cổ thụ ở miền Bắc nhiều nhưng cây cổ thụ quý hiếm như ở đền Mẫu thì rất hiếm.

Ảnh: @simsim1811

Ảnh: @simsim1811.

Đi qua sân đền là tòa tiền tế với 3 gian, kiến trúc 3 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu; chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn.

Những cây cổ thụ ở đền. Ảnh: Báo Xây dựng.

Những cây cổ thụ ở đền. Ảnh: Báo Xây dựng.

Trung từ gồm 3 gian, kiến trúc kiểu chồng rường đấu sen, lộng lẫy với hệ thống câu đối, hoành phi, đồ tế tự, kiệu long đình, kiệu bát cống… sơn son thếp vàng rực rỡ.

Ảnh: @hoa_mei_92

Ảnh: @hoa_mei_92.

Qua tiền tế, nối với trung từ năm gian hậu cung, nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi cùng 2 người hầu Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ khoảng thế kỷ 17-18. Tất cả tượng đều được sơn son thếp vàng.

Du khách đông đúc đến đền Mẫu. Ảnh: Báo Lao động.

Du khách đông đúc đến đền Mẫu. Ảnh: Báo Lao động.

Sở dĩ đền Mẫu luôn đông đúc vì du khách thập phương truyền tai nhau rằng khi xin duyên, xin điều lành ở đền thì ai nấy cũng đều thỏa ước mong, đều bình an, mạnh khỏe, công việc thuận lợi.

Ảnh: @keo_chi

Ảnh: @keo_chi.

Lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là ngày rước Mẫu đi quanh phố. Kiệu Mẫu đi đến đâu thì người dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả nghênh đón đến đó. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào hậu cung.

Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao động.

Ngoài ra ngày 14 tháng 7 âm lịch cũng là ngày lễ quan trọng của đền. Đó là ngày mộc dục, ngày thay áo cho Mẫu, đồng thời là ngày tổ chức tiệc lớn cho người dân quanh vùng và khách thập phương.

Ảnh: @bongmaison

Ảnh: @bongmaison.

Đền Mẫu là công trình kiến trúc thuần Việt, một di tích lịch sử văn hóa gần gũi nhưng lại thờ Dương Quý Phi người Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy ở các ngôi đền cổ khác của người Việt, thể hiện sự giao thoa văn hóa chặt chẽ giữa hai đất nước.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button