Du Lịch

Ghé thăm ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam

Mũi Điện (mũi Đại Lãnh) là nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền. Và hải đăng Đại Lãnh là ngọn hải đăng lâu đời nhất của Việt Nam. Những cái “nhất” khiến du khách thêm yêu mảnh đất Phú Yên!

Ghé thăm ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam

Mũi Đại Lãnh (hay Mũi Điện) là mũi đất nhô ra biển thuộc xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa. Mũi Đại Lãnh trước đây có tên Cap Varella vì được tướng người Pháp Varella phát hiện ra.

Hải đăng đứng sừng sững bảo vệ chủ quyền biên cưỡng. Ảnh: Tổng Cục Du Lịch

Hải đăng đứng sừng sững bảo vệ chủ quyền biên cương. Ảnh: Tổng Cục Du Lịch

Đây cũng là nơi đầu tiên tia nắng mặt trời của buổi bình minh chiếu xuống dải đất hình chữ S. Giữa không gian mênh mông trời và biển, bình minh ló rạng trong những con sóng vỗ bờ bên ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi khiến bao người đắm say.

Danh Bạ Du Lịch
Hải đăng nhìn từ xa. Ảnh: Tổng Cục Du Lịch

Hải đăng nhìn từ xa. Ảnh: Tổng Cục Du Lịch

Mũi Đại Lãnh ở Phú Yên có vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam, đánh dấu lãnh thổ thiêng liêng của nước ta. Trên mũi có ngọn hải đăng Đại Lãnh cổ kính ngày ngày âm thầm làm nhiệm vụ soi sáng, dẫn đường cho bao lượt tàu thuyền ra vào cửa biển an toàn.

Hải đăng Đại Lãnh trong mắt du khách.

Hải đăng Đại Lãnh trong mắt du khách

Hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng vào năm 1890. Sau khi hoàn tất, hải đăng được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra thì tạm dừng hoạt động. Đến năm 1961, ngọn hải đăng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng sau đó lại tiếp tục bị hủy bỏ hoàn toàn. Phải đến năm 1995 hải đăng mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng từ đó đến nay.

Vẻ đẹp theo thời gian. Ảnh: VnExpress

Vẻ đẹp theo thời gian. Ảnh: VnExpress

Hải đăng bao gồm khối nhà có chiều cao 5m với diện tích tổng 320m vuông. Nơi đây nằm trong số 45 đèn biển cấp quốc gia đang hoạt động với tín hiệu đi xa đến 27 hải lí (khoảng 40km). Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền nhà, 110m so với mực nước biển, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè và là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền.

Mũi Điện nơi đón ánh bình minh sớm nhất. Ảnh: Báo Gia Lai

Mũi Điện nơi đón ánh bình minh sớm nhất. Ảnh: Báo Gia Lai

Đứng từ ngọn hải đăng, bạn có thể phóng tầm mắt ra toàn cảnh xung quanh Mũi Điện. Những con sóng vỗ liên hồi, những rừng cây xanh ngút mắt khiến du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú.

Hoàng hôn trên mũi Điện. Ảnh: Báo Người lao động

Hoàng hôn trên Mũi Điện. Ảnh: Báo Người lao động

Sự giao thoa, hòa quyện giữa đất và trời, giữa rừng vàng và biển bạc ở Mũi Đại Lãnh giúp bất cứ ai đều thắm thêm tình yêu với quê hương bản quán. Và hải đăng Đại Lãnh còn khiến bạn cảm nhận rõ hơn sự thiêng liêng của lãnh thổ đất nước, từng tấc đất, từng dặm biển đều có ý nghĩa rất quan trọng.

Hải đăng ẩn hiện trong bình minh ló rạng. Ảnh: Báo Người lao động

Hải đăng ẩn hiện trong bình minh ló rạng. Ảnh: Báo Người lao động

Du lịch Phú Yên hãy đến thăm Mũi Đại Lãnh và ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam để chuyến hành trình thêm thắm đượm vị thân thương của quê nhà. Và đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích trên blog của iVIVU!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button