Du Lịch

Khám phá nét đẹp tinh hoa của làng nghề kim hoàn Kế Môn

Cố đô Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống khác nhau, mang đến đa dạng sản phẩm chất lượng. Trong đó làng nghề kim hoàn Kế Môn đã cho ra các sản phẩm điêu khắc, trang sức từ vàng bạc phục vụ cho hoàng gia.

Khám phá nét đẹp tinh hoa của làng nghề kim hoàn Kế Môn

Theo sử sách ghi lại, năm 1783, thời Tây Sơn, ông Cao Đình Độ và con trai Cao Đình Hương từ Thanh Hóa, được triều đình trưng tập vào kinh đô Phú Xuân, Huế để xây dựng ngành ngân tượng, chuyên nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vàng bạc, đồ trang sức cho hoàng gia.

Nghệ nhân làng nghề. Ảnh: Báo Tiền phong.

Nghệ nhân làng nghề. Ảnh: Báo Tiền phong.

Khi dừng chân ở làng Kế Môn, ông truyền dạy nghề kim hoàn cho người dân nơi đây và biến Kế Môn thành làng của thợ vàng, thợ bạc nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong. Từ đó người dân làng đã tập hợp kinh nghiệm, bí quyết để làm nên tên tuổi làng nghề kim hoàn Kế Môn cho đến ngày nay.

Danh Bạ Du Lịch
Kiềng bạc khảm ngọc. Ảnh: Báo Lao động.

Kiềng bạc khảm ngọc. Ảnh: Báo Lao động.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Ngọ, ông Cao Đình Độ qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong tước hiệu “Đệ nhất tổ sư”, ban đất xây lăng như các quan đại thần và cử hành tang lễ chu tất. Để tưởng nhớ công ơn khai sinh nên nghề kim hoàn, vua cho cấp đất xây dựng nhà thờ tổ nghề kim hoàn tại số 7, đường Chùa Ông.

Ảnh: Báo Tiền phong.

Ảnh: Báo Tiền phong.

Sản phẩm cây vàng lá ngọc của nghệ nhân Duy Mong. Ảnh: Báo Lao động

Sản phẩm cây vàng lá ngọc của nghệ nhân Duy Mong. Ảnh: Báo Lao động.

Các sản phẩm của nghệ nhân đến từ làng nghề kim hoàn Kế Môn thể hiện trình độ cao về thẩm mỹ, mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam. Những nghệ nhân tài hoa đã chế tác nên những tác phẩm nghệ thuật theo quy trình khắt khe, tinh túy về giá trị thẩm mỹ, tạo nét riêng trong từng sản phẩm.

Trang sức hoàng gia. Ảnh: VTV.vn

Trang sức hoàng gia. Ảnh: VTV.vn.

Từ lâu làng Kế Môn đã trở thành cái nôi của nghề kim hoàn đất Đàng Trong. Nghề kim hoàn Kế Môn là nghề thủ công chuyên làm đồ trang sức bằng chất liệu vàng bạc có trang trí hoa văn bao gồm: ngành trơn sản xuất các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều; ngành đậu làm các mặt hàng có hoa văn hình kỉ hà để gắn lên mặt của các sản phẩm; ngành chạm chạm trổ trực tiếp các hoa văn lên các sản phẩm.

Chén ngọc khảm vàng. Ảnh: Báo Lao động.

Chén ngọc khảm vàng. Ảnh: Báo Lao động.

Những sản phẩm đẹp mắt. Ảnh: Festival Huế 2022.

Những sản phẩm đẹp mắt. Ảnh: Festival Huế 2022.

Với niềm đam mê, lòng yêu nghề, những người thợ kim hoàn đã cho ra đời những sản phẩm tâm huyết. Mỗi một sản phẩm đều chứa đựng cái hồn rất nghệ sĩ của từng người thợ. Các sản phẩm ở đây đáp ứng được nhu cầu làm đẹp, trang sức, trang trí của người dân và quan lại ở Kinh thành Huế.

Ảnh: Kyluc.vn

Ảnh: Kyluc.vn.

Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác với kỹ thuật tinh xảo, chạm khắc cầu kỳ được bàn tay người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ và óc sáng tạo làm ra, thể hiện rõ nhất trên các vật trang sức dây chuyền, khuyên tai, vòng, kiềng, nhẫn, lắc…

Không gian trưng bày của Tịnh Tâm kim cổ Huế. Ảnh: Báo Lao động.

Không gian trưng bày của Tịnh Tâm kim cổ Huế. Ảnh: Báo Lao động.

Bia khắc ghi tổ nghề kim hoàn. Ảnh: Kyluc.vn

Bia khắc ghi tổ nghề kim hoàn. Ảnh: Kyluc.vn.

Trải qua hai trăm năm, người ở làng nghề kim hoàn Kế Môn đã rời làng ra đi lập nghiệp ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước và sau này là vươn ra thế giới. Nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn, trở thành niềm tự hào của bao thế hệ. ​

Ảnh: Kyluc.vn

Ảnh: Kyluc.vn.

Người làng Kế Môn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới, hiện tại tiểu bang Texas của Mỹ có 40 cơ sở vàng của người làng gốc Kế Môn. Tại Huế thì các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại “Tịnh Tâm Kim Cổ”; trong các đợt Festival nghề truyền thống, người làng Kế Môn đều tham dự.

Tranh chùa Phước Duyên mạ đồng vàng. Ảnh: Thanh niên Việt.

Tranh chùa Phước Duyên mạ đồng vàng. Ảnh: Thanh niên Việt.

Bộ kiềng hoa sen. Ảnh: Thanh niên Việt.

Bộ kiềng hoa sen. Ảnh: Thanh niên Việt.

Hàng năm, vào ngày 27 tháng 2 âm lịch, người làng đều tổ chức giỗ tổ. Ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ thì cũng chỉ có đến Huế du khách mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến các công đoạn của nghề kim hoàn truyền thống lâu đời. Để tưởng nhớ và tôn vinh nghề kim hoàn, cụ đồ An có viết bài thơ “Tặng người thợ bạc” treo tại từ đường nhà thờ tổ:

“Lò bạc nghe ra tiếng cũng thèm

Ngày ngày luyến tiếp khách hàng sang

Dát hàn theo thế hình long hổ

Đầu chạm làm nên cảnh phụng loan

Lắm thuở cầm cung day mũi bạc

Từng phen lên ngựa trải ngàn vàng

Rao tài bủa vớt oai lừng lẫy

Nghề nghiệp lâu dài vững đặc san”.

Bộ đồ nghề của thợ kim hoàn xưa. Ảnh: Báo Lao động

Bộ đồ nghề của thợ kim hoàn xưa. Ảnh: Báo Lao động.

Long phụng Song Hỷ chất liệu bạc. Ảnh: Thanh niên Việt.

Long phụng Song Hỷ chất liệu bạc. Ảnh: Thanh niên Việt.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button