Du Lịch

Lễ hội Bàn Vương – Lễ cúng tưởng nhớ Sư tổ của 12 dòng họ Dao

Lễ hội Bàn Vương là một trong những lễ hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Dao ở khắp đất nước. Trong đó tỉnh Quảng Ninh vừa phục dựng và lưu giữ nét văn hóa độc đáo này.

Lễ hội Bàn Vương – Lễ cúng tưởng nhớ Sư tổ của 12 dòng họ Dao

Dân tộc Dao có lịch sử thiên di rất lâu đời bởi chiến tranh và biến đổi khí hậu. Trong thời gian đó họ dần chia thành nhiều nhóm nhỏ, có sự biến đổi về tiếng nói và trang phục. Tín ngưỡng, các loại hình văn hóa dân gian, nhà ở cũng có sự khác biệt.

Khu vực diễn ra lễ hội Bàn Vương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Khu vực diễn ra lễ hội Bàn Vương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thế nhưng các nhánh Dao có một điểm chung, đó là tín ngưỡng thờ cúng Bàn Vương. Tục thờ Bàn Vương và lễ hội Bàn Vương là tục lệ điển hình trong đời sống tâm linh của người Dao ở Ba Chẽ, Quảng Ninh nói riêng và người Dao nói chung.

Danh Bạ Du Lịch
Tái hiện hành trình vượt biển đến vùng đất mới. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Tái hiện hành trình vượt biển đến vùng đất mới. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Truyền thuyết rằng Bàn Hồ (Bàn Vương) là Long Khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng mượt như nhung, luôn được vua Bình Vương yêu quý. Một hôm Cao Vương dấy binh xâm lược, khiến cho nhân dân lâm vào cảnh lầm than. Nhà vua đã cử nhiều binh hùng tướng mạnh đi trấn giữ biên ải.

Đến miếu Bàn Vương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đến miếu Bàn Vương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bàn Hồ sau đó hiến kế sách giúp nhà vua chiến thắng Cao Vương. Sau khi dẹp yên quân xâm lược, Bàn Hồ bỗng hóa thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vua Bình Vương vui mừng gả Tam Công chúa và phong Vương lấy hiệu là Bàn Vương.

Đoàn người dâng sản vật. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đoàn người dâng sản vật. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Họ sinh được 12 người con, 6 trai 6 gái, được vua cha Bình Vương ban cho 12 họ. Sau khi vua cha chết, Bàn Vương lên ngôi nhưng vẫn giữ nếp sống giản dị, dạy nhân dân cách trồng lúa, dệt vải. Sau khi Bàn Vương chết, đời đời con cháu vẫn duy trì tổ chức lễ cúng để tưởng nhớ, đó là lễ hội Bàn Vương.

Nhập đồng nhảy lửa. Ảnh: Báo Nhân dân.

Nhập đồng nhảy lửa. Ảnh: Báo Nhân dân.

Lễ cúng Bàn Vương là nghi lễ mang đậm tính nhân văn vì nó hướng con người luôn nhớ về nguồn cội. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản.

Lãnh đạo huyện dâng hương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lãnh đạo huyện dâng hương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội Bàn Vương được tổ chức còn nhằm giới thiệu, quảng bá đặc trưng văn hóa, nghi lễ, tín ngưỡng của dân tộc Dao trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Trong đó tái hiện lại một số nghi lễ, như hành trình “vượt biển” của 12 dòng họ người Dao trên 12 con thuyền đến vùng đất mới để lập nghiệp.

12 dòng họ Dao. Ảnh: VOV.

12 dòng họ Dao. Ảnh: VOV.

Ngoài ra còn có nghi lễ dâng các lễ vật, trái cây đặc sản lên cúng ông tổ Bàn Vương tại miếu Bàn Vương và một số nghi lễ tiêu biểu cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, hoa màu tươi tốt, cho con người ấm no, hạnh phúc.

Thuyền xuôi về miếu Bàn Vương. Ảnh: VOV.

Thuyền xuôi về miếu Bàn Vương. Ảnh: VOV.

Ngay từ sáng sớm, các đoàn đại diện cho 12 dòng họ người Dao khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, lộng lẫy nhất tập trung ở bến thuyền, khu vực miếu Ông để lên 12 chiếc thuyền đại diện cho 12 họ vượt biển đến vùng đất mới.

Sản vật dâng Bàn Vương. Ảnh: VOV.

Sản vật dâng Bàn Vương. Ảnh: VOV.

Trong tiếng trống, tiếng cồng, những con thuyền đi dọc theo sông Ba Chẽ cùng với dòng người trên bờ hướng về miếu Bàn Vương để dâng lễ vật như ba kích, trà hoa vàng, thuốc nam, ngô khoai sắn, mía, rau, chó, gà, lợn…

Với trình tự đại diện của 12 dòng họ Dao tuần tự thực hiện dâng hương, hoa và các vật phẩm lên Bàn Vương với tấm lòng thành kính.

Điệu múa rùa của các thầy mo. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Điệu múa rùa của các thầy mo. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Trong buổi cúng tế Bàn Vương,có một số nội dung nằm trong chuỗi lễ cúng như múa rùa, nhập đồng nhảy lửa, vật chày. Đây là các hoạt động mang tính huyền bí và mang cả nét đẹp của văn hóa người Dao Ba Chẽ.

Ca vũ sau lễ cúng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ca vũ sau lễ cúng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội Bàn Vương góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch thông qua truyền thống văn hóa và nghi lễ tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Dao nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nói chung.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button