Ẩm ThựcMón Ngon Miền BắcVăn Hóa Xã Hội

Ngắm nhìn cây vải tổ Hải Dương lâu năm nhất Việt Nam

Cây vải tổ nằm ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được xác lập kỷ lục “Cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam”. Cây vải như vật báu chứng minh nguồn gốc lâu đời của giống vải thiều trứ danh.

Ngắm nhìn cây vải tổ Hải Dương lâu năm nhất Việt Nam

Ảnh: kyluc.vn.

Ảnh: kyluc.vn.

Người có công trồng cây vải tổ là cụ Hoàng Văn Cơm (sinh năm 1848). Cụ Cơm tên thật là Phúc Thành, nhưng vì có công đem giống vải về cho quê hương, cũng là đem cơm gạo ấm no nên được dân làng gọi là cụ Cơm. Câu chuyện về cây vải được người dân khắc cốt ghi tâm, lấy đó làm niềm tự hào mỗi khi kể với du khách.

Cây vải tổ. Ảnh: Dân trí.

Danh Bạ Du Lịch

Cây vải tổ. Ảnh: Báo Dân Trí.

Theo ghi chép, cụ Cơm trước đây làm thương gia buôn hoa quả từ Hải Dương ra Hải Phòng. Năm 1870, trong một lần dự tiệc cưới của người Hoa Kiều ở Hải Phòng, cụ được nếm loại vải ngon nên đã mang ba hạt vải về ươm ở nhà vườn ở thôn Thúy Lâm.

Ảnh: Dân trí.

Ảnh: Báo Dân Trí.

Do khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên cả ba hạt đều nảy mầm, phát triển xanh tốt. Nhưng trong số này chỉ có một cây vải cho quả thơm ngon đặc biệt. Cây vải sinh trưởng tốt, đến mùa trái chín, cụ mời mọi người trong làng đến thưởng thức, ai cũng tấm tắc khen.

Cành cây vải tổ vươn dài, rêu phủ. Ảnh: Dân trí.

Cành cây vải tổ vươn dài, rêu phủ. Ảnh: Báo Dân Trí.

Ảnh: Công an nhân dân.

Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Do loại vải này có nguồn gốc từ người Thiều Châu, Trung Quốc nên vải có tên gọi vải thiều như ngày nay. Từ cây vải đó có vị thơm ngon đó, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân giống ra vườn nhà và tặng cho người thân, bà con trong vùng.

Ảnh: VTV.

Ảnh: VTV.

Năm 1958, cán bộ và nhân dân thôn Thúy Lâm đã chọn ra những quả vải ngon nhất để biếu Bác Hồ. Đến năm 1960, nhân phong trào làm vườn hợp tác và tết trồng cây do Bác khởi xướng, vải Thúy Lâm được nhân giống tích cực ở nhiều vùng khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Bộ rễ của cây. Ảnh: VTV.

Bộ rễ của cây. Ảnh: VTV.

Đến nay tuy đã tồn tại nhiều năm nhưng cây vải tổ chưa có dấu hiệu cằn cỗi mà vẫn rất xanh tốt, sai trái mỗi mùa vải đến. Cây vẫn đang được người dân giữ gìn, chăm sóc rất cẩn thận và là điểm đến hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò của khách du lịch trong và ngoài nước.

Du khách chụp ảnh bên cây vải tổ. Ảnh: langngheviet.com.vn

Du khách chụp ảnh bên cây vải tổ. Ảnh: langngheviet.com.

Vào khoảng tháng 5 – tháng 6 hàng năm, cây vải tổ bắt đầu cho quả chín. Cây cho quả rất sai, đến hàng tạ quả. Quả của cây vải tổ có vỏ đỏ hơn quả của các cây khác, kích thước quả nhỏ nhưng cùi dày, ráo nước, khi ăn có vị giòn, ngọt đậm đà.

Cây vải cho quả sai trĩu cành. Ảnh: Công an nhân dân.

Cây vải cho quả sai trĩu cành. Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Đây cũng là thời điểm nhiều khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như thưởng thức vải thiều của cây vải tổ. Cây vải là vật báu, là niềm tự hào nhiều thế hệ của người dân xứ Thanh Hà và cả những du khách thập phương đã từng đến đây.

Nhà thờ cụ Hoàng Văn Cơm. Ảnh: langngheviet.com.vn

Nhà thờ cụ Hoàng Văn Cơm. Ảnh: langngheviet.com.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button