Du Lịch

Sông Hương cầu Trường Tiền – Biểu tượng lãng mạn của Huế

Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương ở giữa thành phố Huế. Cầu được kiến trúc sư Gustave Eiffel (chính là tác giả của tháp Eiffel, Pháp) thiết kế vào năm Thành Thái thứ 9 (1897) với lối thiết kế theo kiến trúc Gothic của phương Tây.

Sông Hương cầu Trường Tiền – Biểu tượng lãng mạn của Huế

Biểu tượng sông Hương cầu Trường Tiền

Từ lâu, sông Hương cầu Trường Tiền đã là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Hai biểu tượng này gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố và thường xuất hiện trong thơ, ca, nhạc họa, là cảm hứng của nhiều nghệ sĩ.

Cầu Trường Tiền lung linh sắc tím. Ảnh: Báo Người lao động.

Cầu Trường Tiền lung linh sắc tím. Ảnh: Báo Người lao động.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: @Trường Bùi

Ảnh: @Trường Bùi.

Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Những cây cầu trước đó đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ…

Ảnh: Nguyễn Phong.

Ảnh: Nguyễn Phong.

Vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên trong quá trình xây dựng cầu. Hai năm sau, cây cầu 6 nhịp dầm bằng thép hình bán nguyệt lát gỗ lim hoàn thành.

Cầu được trang bị hệ thống đèn led chiếu sáng nhiều màu. Ảnh: Báo Người lao động.

Cầu được trang bị hệ thống đèn led chiếu sáng nhiều màu. Ảnh: Báo Người lao động.

Người dân Huế thường quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài 402,6 m, rộng 6m, bao gồm 6 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 67m. Lúc mới xây, cầu chưa có lề dành cho người đi bộ.

Cầu đổi màu liên tục. Ảnh: Báo Người lao động.

Cầu đổi màu liên tục. Ảnh: Báo Người lao động.

Chứng kiến nhiều thăng trầm, biến cố của đất nước nói chung và triều đình nhà Nguyễn nói riêng, cầu Trường Tiền ngày nay như một chiếc lược được khắc tỉ mỉ đang cài trên mái tóc mượt mà óng như nhung của các cô gái Huế.

Chụp ảnh lưu niệm trên cầu. Ảnh: Báo Lao động.

Chụp ảnh lưu niệm trên cầu. Ảnh: Báo Lao động.

Trước đây cầu có nhiều tên gọi, Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng… nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường Tiền vẫn được người dân quen gọi. Vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của triều đình nhà Nguyễn.

Ráng chiều ở cầu Trường Tiền. Ảnh: VnExpress.

Ráng chiều ở cầu Trường Tiền. Ảnh: VnExpress.

Do bề ngang cầu khá hẹp, xe ôtô bị cấm lưu thông qua cầu vào khoảng giờ cao điểm trong ngày. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn phình rộng ra, là nơi ngắm cảnh chụp hình của du khách, hay nơi tránh nhau của các xe.

Cầu Trường Tiền 6 vài 12 nhịp... Ảnh: heritagevietnamarilines.com

Cầu Trường Tiền 6 vài 12 nhịp… Ảnh: heritagevietnamarilines.

Năm 2002, để chuẩn bị cho Festival Huế, lễ hội văn hóa được tổ chức vào các năm chẵn, cầu Trường Tiền được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đổi màu khiến cầu thêm rực rỡ về đêm.

Gánh hàng hoa qua cầu Trường Tiền. Ảnh: VnExpress.

Gánh hàng hoa qua cầu Trường Tiền. Ảnh: VnExpress.

Ba lần cầu đổ sập

Kể từ khi cầu Trường Tiền hoàn thành, người dân Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu đổ sập. Là cây cầu thép vững chắc xây bằng kỹ thuật văn minh của phương Tây, cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền và nhà thầu rất tự hào.

Không ngờ chỉ sau 5 năm, cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép, 4 vài bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại và mặt cầu đổ bê tông.

Những tán phượng dưới chân cầu. Ảnh: giangbum

Những tán phượng dưới chân cầu. Ảnh: giangbum.

Đến năm 1937, chính quyền nhà Nguyễn đã tu sửa cầu Trường Tiền với quy mô lớn, xây dựng thêm hành lang phía ngoài cho người đi bộ, đi xe đạp và 10 bao lơn phình to để phục vụ người đứng ngắm cảnh.

Huế mùa hè rực đỏ hoa phượng. Ảnh: _kemtuoi_

Huế mùa hè rực đỏ hoa phượng. Ảnh: _kemtuoi_.

Tháng 12 năm 1946, theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến, cầu Trường Tiền bị giật sập để chặn bước quân Pháp. Lúc 2 giờ sáng, một tiếng nổ vang trời làm rung chuyển cả thành phố. 6 vài cầu bị nổ rồi bị nâng lên cao, sau đó sập xuống, lệch với nhịp tiếp giáp đến 3 mét.

Duyên dáng áo dài bên cầu. Ảnh: l.o.a.n.l.o.a.n

Duyên dáng áo dài bên cầu. Ảnh: l.o.a.n.l.o.a.n.

Mãi đến năm 1953, cầu Trường Tiền được tái thiết nguyên dạng. Đến tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh. Đêm 7-2-1968, một tấn thuốc nổ đã làm sập nhịp cầu số 4, phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3. Sau đó, một chiếc cầu phao lát gỗ dã chiến được dựng lên tại vài cầu số 3 và số 4.

Ảnh: www.khamphahue.com.vn

Ảnh: khamphahue

Như một nhân chứng lịch sử trải qua bao đau thương mất mát, thậm chí bị sập đến 3 lần, nhưng cầu Trường Tiền nay vẫn ở đó, sánh đôi cùng sông Hương tạo nên một Huế mộng mơ mà anh dũng khác thường. Hãy gọi iVIVU đặt tour Huế để khám phá thành phố với ưu đãi ngập tràn!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button