Du Lịch

Nhà Bá Kiến – Ngôi nhà cổ xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” nổi tiếng

Nhà Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao hiện nay vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn và trở thành điểm du lịch hoài niệm ở tỉnh Hà Nam.

Nhà Bá Kiến – Ngôi nhà cổ xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” nổi tiếng

Ngôi nhà Bá Kiến được xây dựng năm 1904 trên khu đất rộng 900m vuông thuộc làng Đại Hoàng (trong tác phẩm Chí Phèo là làng Vũ Đại), huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tính đến thời điểm năm 2007, ngôi nhà đã qua 7 đời chủ.

Nhà Bá Kiến. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Nhà Bá Kiến. Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Du khách check-in tại ngôi nhà. Ảnh: @_htto_.

Danh Bạ Du Lịch

Du khách check-in tại ngôi nhà. Ảnh: @_htto_.

Người xây nhà là cụ Cựu Hanh (Trần Duy Hanh), một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng lúc bấy giờ. Cụ đã thuê một tốp hơn 20 thợ mộc giỏi nhất phủ Lý Nhân xưa và làm ròng rã gần 1 năm trời mới xong khiến cả làng ngưỡng mộ.

Ngôi nhà cổ kính. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Ngôi nhà cổ kính. Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Khi cụ Cựu Hanh mất đi người thừa kế ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Cựu Cát nhiều lần vay tiền nghị viên Bắc Kỳ Bá Bính để ăn chơi, rượu chè. Thời đó, Bá Bính làm quan to, đất của ông ta rộng gần nửa làng Đại Hoàng.

Nhà làm hoàn toàn bằng gỗ lim chắc chắn với thời gian. Ảnh: dangcongsan.vn

Nhà làm hoàn toàn bằng gỗ lim chắc chắn theo thời gian. Ảnh: dangcongsan.vn.

Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Ngôi nhà này đã bị Cựu Cát gán nợ cho Bá Bính vì khoản tiền vay quá lớn không thể chi trả. Bá Bính tên thật là Trần Duy Bính (mất năm 1946), chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

Hiên nhà. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Hiên nhà. Ảnh: Báo Công An Nhân Dân.

Bên trong ngôi nhà. Ảnh: dangcongsan.vn

Bên trong ngôi nhà. Ảnh: dangcongsan.vn.

Sau khi Bá Bính mất đã để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Tuy nhiên, do chơi bời, nghiện rượu, Binh Tảo đã mang đồ đạc, nhà cửa bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng lúc bấy giờ).

Dòng chữ Hán ghi ngày khởi dựng. Ảnh: dangcongsan.vn

Dòng chữ Hán ghi ngày khởi dựng. Ảnh: dangcongsan.vn.

Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa, cháu cụ Cai Hậu. Đến năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) để mua lại ngôi nhà để làm nơi lưu niệm, điểm tham quan cho du khách.

Trung tâm ngôi nhà. Ảnh: dangcongsan.vn

Trung tâm ngôi nhà. Ảnh: dangcongsan.vn.

Nhà được dựng theo kiểu 3 gian truyền thống, gồm 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng đẽo gọt công phu. Đầu thế kỷ 19, khi làm nhà, người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ. Gạch dùng xây tường và lát nền được nung bằng rơm.

Chiếc giường gỗ lim nguyên vẹn từ đời chủ đầu tiên. Ảnh: dangcongsan.vn

Chiếc giường gỗ lim nguyên vẹn từ đời chủ đầu tiên. Ảnh: dangcongsan.vn.

Trải qua nhiều biến cố, ngôi nhà Bá Kiến vẫn còn khá nguyên vẹn, là niềm tự hào của người dân làng. Bên cạnh đó khu nhà tưởng niệm Nam Cao gần nhà Bá Kiến cũng là điểm đến hấp dẫn, khu tưởng niệm được xây trên phần đất của ông Trùm Ruyện, nguyên mẫu của nhân vật Lão Hạc.

Nhà tưởng niệm Nam Cao. Ảnh: dangcongsan.vn

Nhà tưởng niệm Nam Cao. Ảnh: dangcongsan.vn.

Lăng mộ Nam Cao. Ảnh: dangcongsan.vn

Lăng mộ Nam Cao. Ảnh: dangcongsan.vn.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button