Du Lịch

Du lịch Huế nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ – ngôi chùa cổ kính uy nghiêm

Có kiến trúc uy nghiêm cổ kính, phong cảnh thanh thoát nên thơ, sở hữu nhiều văn vật quý báu của Phật giáo, chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông Hương là danh lam thắng cảnh xếp vào hàng các di tích nghệ thuật độc đáo.

Du lịch Huế nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ – ngôi chùa cổ kính uy nghiêm

Nguồn cội ngôi chùa Thiên Mụ

Năm 1601, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho trùng kiến chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê, cạnh dòng sông Hương. Ngôi chùa được các chúa Nguyễn sau là vua Nguyễn xem là quốc tự, được chăm lo tu bổ, tôn tạo, bảo quản, xây dựng thêm nhiều công trình, làm cho diện mạo ngôi chùa càng tuyệt diệu.

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương. Ảnh: Báo Lao động.

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương. Ảnh: Báo Lao động.

Danh Bạ Du Lịch

Tồn tại hơn 420 năm, trải qua nhiều thăng trầm, chùa Thiên Mụ vẫn luôn là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất của vùng đất cố đô, là điểm đến hấp dẫn của khách trong và ngoài nước.

Ngôi chùa cổ kính. Ảnh: VnExpress.

Ngôi chùa cổ kính. Ảnh: VnExpress.

Từ khi Chúa Nguyễn Hoàng cho xây chùa từ năm 1601 đến khi Bảo Đại thoái vị năm 1945, triều Nguyễn đã gắn bó với chùa Thiên Mụ đến 344 năm. Từ quan niệm kiến trúc đến tư tưởng triết lý, từ bố cục tổng thể, đến chi tiết, tháp cổng, lầu chuông trống, kiến trúc điện thờ, các nét chạm trổ hoa văn, tượng thờ, cây cảnh… tất cả đều hiện diện bóng dáng của triều đình.

Ảnh: toquoc.vn

Ảnh: toquoc.

Đặc biệt hơn cả, chúa Nguyễn Phúc Chu đã in dấu ấn rất sâu đậm vào tổng thể kiến trúc của chùa. Năm 1710, chúa cho đúc đại hồng chung lớn nhất xứ Đàng Trong rất sắc sảo, thể hiện sự hòa hợp của tư tưởng tam giáo. Chuông được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần có tiến hành trùng tu chùa nhưng quy mô ra sao thì sử liệu không nói rõ. Chỉ có sau lần đại trùng tu năm 1714 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu thì quy mô, diện mạo chùa mới được mô tả khá đầy đủ.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Sau lần đại trùng tu, chùa có đến hàng chục công trình: điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, điện Ngọc Hoàng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh. Bên cạnh là lầu chuông, lầu trống, điện Thập Vương, nhà Tri Vị, nhà Vân Thủy, rồi phòng tăng, nhà thiền…

Ảnh: duonghoang.207

Ảnh: duonghoang.207.

Phía sau chùa lại có vườn Tỳ gia, trong đó có nhà phương trượng đến mấy chục sở. Qua đó cho thấy chúa Nguyễn Phúc Chu đã có những đóng góp to lớn, thể hiện lòng mộ đạo sâu sắc của mình.

Chính điện chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.

Chính điện chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.

Khám phá chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được bao bọc bởi khuôn thành đá và gạch có hình con rùa. Bước vào chùa, du khách sẽ bắt gặp tháp Phước Duyên, đầu tiên, biểu tượng của chùa. Tháp 7 tầng xây bằng gạch, cao 21m. Sau đó sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện. Bên ngoài khuôn viên chùa có nhiều hoa, cây cối được chăm sóc kĩ lưỡng.

Ảnh: _ytapinn

Ảnh: _ytapinn.

Vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ đi ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô của hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Phía cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng trụ trì chùa, Thích Đôn Hậu. Khu rừng thông bên mộ khiến cảnh chùa thêm tịch mịch.

Tam quan chùa. Ảnh: _ytapinn

Tam quan chùa. Ảnh: _ytapinn.

Chùa Thiên Mụ còn nổi tiếng với tin đồn những cặp đôi yêu nhau khi cùng đến chùa sẽ có nguy cơ chia tay mà người dân Huế và du khách vẫn truyền tai nhau. Song có thật hay không lời đồn, điều này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng, có lẽ chỉ là huyền thoại như những câu chuyện huyễn hoặc khác trong dân gian.

Ảnh: PĐ.

Ảnh: PĐ.

Vào khoảng tháng 1, 2 đầu năm, thời tiết xuân dễ chịu là thời điểm thích hợp nhất để đến tham quan chùa. Vào tháng 5, 6 mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực cũng là lúc tham quan hấp dẫn. Để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo, bạn có thể kết hợp đến chùa Thiên Mụ với Đại Nội, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Huyền Không Sơn Thượng.

Đại hồng chuông. Ảnh: PĐ.

Đại hồng chuông. Ảnh: PĐ.

Chùa mở cửa cho khách tham quan từ sáng sớm đến 6h chiều, đến chùa nên mặc trang phục kín đáo nhã nhặn, hạn chế to tiếng. Sau khi tham quan toàn bộ chùa, du khách có thể thưởng thức tào phớ Huế của những người bán hàng rong ở cổng chùa. Nếu đến chùa vào buổi chiều, đừng quên nán lại ngắm hoàng hôn ảo mộng ở sông Hương.

Chiếc xe di vật của hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: PĐ.

Chiếc xe di vật của hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: PĐ.

Từ Đại Nội, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền… bạn dễ dàng di chuyển bằng xe đạp, xe máy hoặc bắt taxi để đến chùa. Lãng mạn hơn, bạn có thể chọn đi thuyền rồng từ bến đò Tòa Khâm hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button