Du Lịch

Đền Tiên La – Tưởng nhớ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục

Đền Tiên La thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Vũ Thị Thục, người có chiến công hiển hách chống quân Đông Hán dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng.

Đền Tiên La – Tưởng nhớ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục

Nằm bên bờ sông Tiên Hưng, đền Tiên La là thắng cảnh nổi tiếng về mặt lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng. Đền có không gian thờ Phật và thờ Mẫu, tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc, ngoài ra còn thờ danh nhân đất Việt với những nghi thức tâm linh Việt cổ từ ngàn đời.

Đền Tiên La. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Đền Tiên La. Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Danh Bạ Du Lịch

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Người được thờ ở đền Tiên La là Vũ Thị Thục, sống vào thời thuộc Hán ở trang Phượng Lâu (nay là Phù Ninh, Phú Thọ), đính hôn với con trai huyện trưởng Chu Diên (nay thuộc Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên). Thái thú Tô Định thấy nàng nhan sắc thì ép làm vợ nhưng bị cự tuyệt, Tô Ðịnh đã nổi giận tàn sát bố mẹ nàng và triệt hạ trang Phượng Lâu.

Tượng voi, nữ tướng. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Tượng voi, nữ tướng. Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Vũ Thị Thục được gia nhân che chở, xuống thuyền xuôi sông Hồng rồi dừng ở vùng này khởi binh trả thù nhà, đền nợ nước. Tại vùng đất thiêng Đa Cương, bà đã chiêu tập binh mã, dựng cờ mang 4 chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”, lập đàn tế trời đất, dấy binh chống quân xâm lược.

Ban thờ Thục nương. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Ban thờ thục nương. Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Thục Nương đã cho xây dựng cứ địa ở quanh vùng Tiên La, xây dựng kho lương, cho dân phát lau, đốt cỏ làm ruộng. Bà còn tự mình cày cấy một cánh đồng, nơi đây người dân quen gọi là đồng Mế. Năm 39 sau công nguyên, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bát Nạn tướng quân cùng quân sĩ vùng Đa Cương đầu quân để hợp sức chống quân Đông Hán.

Ảnh: Quang Bùi Vũ.

Ảnh: Quang Bùi Vũ.

Sau đó bà được Trưng Vương phong là Thục Trinh công chúa, Ðông Nhung đại tướng quân, lập nhiều công lao tiêu diệt giặc Đông Hán. Nhưng đến cuối cùng, vì thế giặc mạnh không thể chống lại, bà đã tự sát tại gò Kim Quy để bảo vệ tiết danh. Chính tại nơi bà tuẫn tiết, nhân dân đã dựng đền Tiên La để tưởng niệm muôn đời.

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Đền Tiên La được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Đền nằm trên mảnh đất diện tích 6.000m vuông tại gò Kim Quy với kiến trúc cổ “Tiền nhất – Hậu đình”. Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng. Cổng tam quan 2 tầng sừng sững, phía ngoài cổng có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá – người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm.

Lễ hội đền Tiên La. Ảnh: Báo Thái Bình.

Lễ hội đền Tiên La. Ảnh: Báo Thái Bình.

Đền Tiên La bao gồm các công trình chính như: Tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Quanh đền là rặng nhãn xanh tốt cùng nhiều công trình chạm trổ công phu và sinh động như: “Long – lân – quy – phượng” đan xen với “Tùng – trúc – cúc – mai”.

Ở đền còn lưu các bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn Thục Nương. Qua nhiều lần tu bổ, đền ngày nay có quy mô lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình trực thuộc như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền.

Ảnh: Báo Thái Bình.

Ảnh: Báo Thái Bình.

Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ nhiều đồ tế có giá trị thẩm mỹ cao như đôi chóe chất liệu gốm thời Lê, các tài liệu thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá…

Năm 2016, lễ hội Tiên La được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội là hoạt động thể hiện sâu sắc ý nghĩa thành kính tri ân công đức của các bậc tiền nhân, góp phần tô thắm truyền thống văn hóa đẹp. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quê hương.

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Ảnh: Ánh Đạo Vàng.

Theo phong tục, hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày khai mạc lễ hội đền Tiên La. Đây là dịp để nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương về thắp nén nhang tỏ lòng tri ân nữ anh hùng. Lễ hội cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, kiên cường của người đời trước.

Rước kiệu. Ảnh: Báo Thái Bình.

Rước kiệu. Ảnh: Báo Thái Bình.

Tại lễ hội, nhiều nghi thức cùng những trò chơi dân gian được phục dựng như múa rối nước, thi giã bánh giày, thi pháo đất, thi vật… Lễ hội đền Tiên La còn bảo tồn hai loại hình nghệ thuật đặc sắc là hát ca trù và hát văn thu hút đông đảo khách hành hương đến tham dự, nghe hát.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button