Du Lịch

Bánh tét miền Tây – Đậm vị sắc xuân

Với người dân miền Tây thấy bánh tét là thấy Tết. Bánh tét miền Tây không chỉ mang đến hương vị đặc biệt thơm ngon mà còn mang đến niềm hứng khởi và không khí Tết tràn về.

Bánh tét miền Tây – Đậm vị sắc xuân

Bánh tét miền Tây chính là một nét đẹp trong ẩm thực miền Tây, ngoài bánh tét truyền thống nhân mặn (thịt mỡ, đậu xanh) và nhân ngọt (chuối chín, các loại đậu), người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều loại khác nhau như bánh tét nhân trứng vịt muối, bánh lá cẩm, bánh tét cốm dẹp hay bánh tét bắp non… Chỉ một chiếc bánh tét mà họ biến ra nhiều phiên bản khác nhau khiến người ta phải trầm trồ.

1643531976-g1756

Bánh tét miền Tây trông có vẻ đơn giản nhưng đó lại là một đặc sản của người dân miền Tây sông nước. Để có nguyên liệu làm bánh, họ dành một khoảnh đất riêng cấy nếp làm cốm dẹp. Khi ngọn gió chướng thổi mạnh, những hạt lúa nếp ngoài đồng vừa đỏ đuôi là lúc họ ra đồng gặt về, đập cho rớt hạt, rồi vút lúa cho thật sạch, đem phơi một nắng vừa khô. Kế tiếp cho nếp vào nồi đất đặt lên bếp lửa vừa, dùng cọng lưng lá chuối làm đũa khuấy đều tay. Khi nếp nóng, âm thanh nổ “lốp bốp” vui tai thì nhanh tay đổ nếp vào cối giã đều để cho ra những hạt cốm dẹp màu trắng, thơm phức. Sau đó, sàng sảy cho hết trấu càng lấy phần cốm dẹp. Dừa cứng cạy đem nạo, dùng nước dừa thắng nước cốt, cho vào cốm dẹp trộn đều, để vài ba phút cho nếp mềm.

Bánh tét lá cẩm. Ảnh: phunuonline.

Bánh tét lá cẩm. Ảnh: phunuonline.

Danh Bạ Du Lịch

Nhân bánh tét cốm dẹp thường là đậu xanh cà làm hai, đãi vỏ, đem nấu chín tán thật nhuyễn. Sau đó lấy đậu xanh và đường cho lên bếp xào đên khi khô. Đổ vào mâm, người thợ dùng tay bao bọc ni lông để vò cục nhân vừa bằng nửa cổ tay, tránh gói bằng tay trần, sau này ăn có mùi.

banh-tet-20-jpeg-1636-1643168488

Trải lá chuối bỏ cốm dẹp vào, tiếp đến bỏ nhân lên gói lại như đòn bánh tét nhưng nhỏ hơn, dùng dây lát hay dây lùng cột lại, chứ không cột bằng dây ni lông. Sau đó cho bánh vào hấp cách thủy độ vài giờ là bánh chín. Khi mở đòn bánh ra là mùi thơm ngào ngạt của nếp, vị béo của nước cốt dừa, ngọt của đường, bùi thơm của đậu xanh và cả hương vani.

cach-goi-banh-tet-3-600x469

Ảnh: phunuonline.

Ảnh: phunuonline.

Để làm nên những đòn bánh tét chất lượng là cả một quá trình, đầu tiên sắp lá chuối đã lau sạch, trải nếp đều trên lá, rồi sắp lớp chuối chín, trải lớp đậu xanh lên, tiếp đến là mỡ heo trải dọc, rồi trải lại lần thứ hai một lớp đậu xanh, lớp chuối, đoạn cuối là trải nếp lên, gói lại.

Ảnh: vnexpress

Ảnh: vnexpress.

Khi cho bánh vào nồi nấu, trước hết sắp lá chuối ở đáy nồi, sắp xếp bánh vào không lỏng quá và cũng không ém chặt quá. Nước luôn ngập đòn bánh. Phải châm nước trong nồi bánh, khi nước khô bánh sẽ khét và phải canh lửa đáy nồi luôn đủ lửa.

banh-tet-la-cam-17_skfcBánh tét có vị dẻo thơm của nếp pha chút mùi hương lá chuối, nhân bên trong thì tùy theo khẩu vị mà có rất nhiều loại để lựa như: nhân chuối, nhân đậu xanh, nhân thịt mỡ,… Để cắt bánh chuối đẹp, người dân miền Tây thường hay dùng sợi dây của đòn bánh cắt bánh vừa tránh dính dao vừa không bị vỡ bánh.

cach-goi-banh-tet-truyen-thong-16-1

Ảnh: phunuonline.

Ảnh: phunuonline.

Có nhiều người sẽ thích ăn bánh tét nóng, nhiều người thích ăn nguội, một số người lại thích ăn bánh tét chiên với dưa chua, mỗi người mỗi vị nhưng không hề thua kém vị nào, tất cả đều mang đến những khúc bánh tét ngon nhất.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button