Du Lịch

Tour Tết Huế 4N3Đ: Khám phá vùng đất di sản Đà Nẵng – Hội An – Huế

Một chuyến du lịch đến các vùng đất di sản vào dịp Tết sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình. Hãy cùng khám phá tour Tết Huế 4N3Đ với nhiều điều hấp dẫn!

Tour Tết Huế 4N3Đ: Khám phá vùng đất di sản Đà Nẵng – Hội An – Huế

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Chùa Linh Ứng nằm tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà, là ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng trên khu đất rộng 12ha. Ngôi chùa có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc mới mẻ và truyền thống thẩm mỹ Á Đông.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Ảnh: Tạp chí văn hóa Phật giáo.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Ảnh: Tạp chí văn hóa Phật giáo.

Danh Bạ Du Lịch

Điện chính rất trang nghiêm và thanh tịnh. Chính giữa điện là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán.

Ảnh: liubov__dubinina

Ảnh: liubov__dubinina.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam với chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m. Tượng tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống chúng sinh, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ phù hộ độ trì cho ngư dân.

Ảnh: yeonhee.psy

Ảnh: yeonhee.psy.

Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có một bệ thờ và có tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Ảnh: phamthanh_trang

Ảnh: phamthanh_trang.

Bà Nà – Núi Chúa

Trong tour Tết Huế 4N3Đ, du khách được nghe nhiều truyền thuyết xung quanh tên gọi núi Chúa Bà Nà. Theo truyền thuyết dân gian, trên núi có miếu Đức Bà linh thiêng, miếu thờ một vị thần núi nên có tên gọi là núi Chúa.

Đỉnh núi Bà Nà. Ảnh: banahills.sunworld.

Đỉnh núi Bà Nà. Ảnh: banahills.sunworld.

Bác sĩ Pháp Albert Salle khi tới Bà Nà đã nghiên cứu về địa điểm này. Ông cho rằng, núi Chúa vốn yên tĩnh nhưng khi đêm đến biến thành một thế giới huyền bí trong đó có sự xuất hiện của thần thiện nữ Đức Bà.

Cầu Vàng. Ảnh: minttyrssk

Cầu Vàng. Ảnh: minttyrssk.

Về tên gọi Bà Nà Hills, khi người Pháp tìm thấy vùng núi này thấy có rất nhiều cây chuối mọc hoang dã. Vì vậy họ đã gọi nơi đây Banane – núi Chuối. Người Việt đọc chệch đi thành Bà Nà.

Ảnh: krapaoneungbai

Ảnh: krapaoneungbai.

Cũng có truyền thuyết nói rằng tên núi được viết tắt bởi tên của bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu (bà Ponagar). Nhà văn Nguyên Ngọc lại cho rằng Bà Nà là tiếng của người Cơtu có nghĩa “núi của tui”.

Ảnh: jariyayp

Ảnh: jariyayp.

Đến đây, du khách được tận hưởng cảm giác khác biệt khi đi cáp treo lơ lửng giữa rừng núi để viếng chùa Linh Ứng với tượng Phật Thích Ca cao 27m, viếng đền thờ Bà Chúa Mẫu Thượng Ngàn, những địa điểm tín ngưỡng ở Bà Nà.

Ảnh: krapaoneungbai

Ảnh: krapaoneungbai.

Du khách không thể bỏ qua Cầu Vàng, cây cầu độc đáo thuộc vườn Thiên Thai ở Bà Nà Hills, được xây dựng trên độ cao 1.400m so với mặt nước biển, cây cầu gồm 8 nhịp và có chiều dài 150m. Cầu được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ, một nét kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Đi cáp treo lên núi. Ảnh: krapaoneungbai

Đi cáp treo lên núi. Ảnh: krapaoneungbai.

Ngoài ra khi đến đây bạn cũng được tham gia vui chơi tại công viên Fantasy Park với các trò chơi như: vòng quay tình yêu, phi công Skiver, đường đua lửa, ngôi nhà ma và khu trưng bày hơn 40 tượng sáp những nhân vật nổi tiếng…

Đường lên chùa Linh Ứng Bà Nà. Ảnh: _datsyuk_

Đường lên chùa Linh Ứng Bà Nà. Ảnh: _datsyuk_.

Chùa Cầu Nhật Bản

Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 gắn liền với truyền thuyết quái vật mang tên Namazu. Phần đầu của quái vật nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Mỗi lần quái vật cựa quậy sẽ gây bão lũ.

Chùa Cầu Nhật Bản. Ảnh: ikuooon

Chùa Cầu Nhật Bản. Ảnh: ikuooon.

Từ đó, ngôi chùa được xây dựng với ý nghĩa như một thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật để nó không thể cựa mình gây thiên tai ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Ảnh: dim.0211

Ảnh: dim.0211.

Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều vì chùa có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, là “cầu đón khách phương xa”, là điểm đến phổ biến và được yêu thích trong tour Tết Huế 4N3Đ.

Ảnh: __ngoc_trinh__

Ảnh: __ngoc_trinh__.

Hội quán Phước Kiến

Hội An ngày nay còn tồn tại 5 hội quán đó là: Phước Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Các hội quán này đều có quy mô khá lớn, đều nằm trên trục đường Trần Phú hướng ra sông Thu Bồn. Trong đó, hội quán Phước Kiến có kiến trúc độc đáo hơn cả, nằm ở số 46 đường Trần Phú.

Tông đỏ chủ đạo của hội quán. Ảnh: Đô thị cổ Hội An.

Tông đỏ chủ đạo của hội quán. Ảnh: Đô thị cổ Hội An.

Hội quán không những là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa mà còn là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần bảo trợ cho cuộc sống. Hội quán Phước Kiến được xây dựng trên nền một ngôi chùa.

Ảnh: cocashi

Ảnh: cocashi.

Theo truyền thuyết xưa kia, khi sông Thu Bồn lũ lụt, có bức tượng vàng xuôi theo dòng nước dạt vào vị trí của hội quán Phước Kiến ngày nay. Sau đó, người dân đã lập chùa để thờ bức tượng này đặt tên là Kim Sơn Tự.

Ảnh: __snowhope

Ảnh: __snowhope.

Đến năm 1697, người dân gốc Phước Kiến đến Hội An buôn bán đã trùng tu, lập nên hội quán. Ngày 17/2/1990, hội quán vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

Ảnh: __snowhope

Ảnh: __snowhope.

Hội quán Phước Kiến có kiến trúc kiểu chữ “tam” theo các trật tự: cổng, sân, hồ nước, cây cảnh, hai dãy nhà đông và tây, chính điện, sân sau và hậu điện.

Ảnh: __snowhope

Ảnh: __snowhope.

Đại nội Huế

Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Đại nội là công trình quy mô nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại với hàng vạn lượt người thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ, đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành… kéo dài trong suốt 30 năm.

Ảnh: ocmedi

Ảnh: ocmedi.

Đại nội bao gồm Hoàng thành và Tử Cấm thành. Hoàng thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính ở phía nam là Ngọ Môn. Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hoà, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ. Còn Tử Cấm thành là nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia.

Ảnh: minicheese_

Ảnh: minicheese_.

Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Vì thế đây là địa điểm không thể bỏ qua trong tour Tết Huế 4N3Đ vào dịp Tết Nguyên đán đầy ý nghĩa!

Ảnh: cherin.09

Ảnh: cherin.09.

Lăng Khải Định

Lăng mộ của Hoàng đế Khải Định gây xôn xao dư luận với kiến trúc có sự pha trộn giữa phương Đông và phương Tây. Khải Định là vị vua lập dị và khác thường nhất của triều Nguyễn, người được cho là đã chấp nhận chủ nghĩa thực dân Pháp.

Ảnh: minhhieu.yfr

Ảnh: minhhieu.yfr.

Vua Khải Định ưa chuộng những thứ xa hoa nhập ngoại và đã chi số tiền khổng lồ cho lăng mộ của mình. Từ đó trở thành chủ đề chế giễu của các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa.

Ảnh: thuhien.hoang0612

Ảnh: thuhien.hoang0612.

Ngôi mộ này rất khác biệt với những lăng mộ khác: nhiều giàn leo, leo lên ngọn đồi phủ đầy thông. Bạn sẽ nhận thấy ảnh hưởng kiến ​​trúc của Trung Quốc, Việt Nam, Pháp và thậm chí cả Campuchia của lăng mộ.

Ảnh: loujalladeau

Ảnh: loujalladeau.

Điều nổi bật nhất theo nhiều người có lẽ là sự tương phản giữa bên ngoài và bên trong: Khải Định chọn bê tông trắng cho mặt tiền (nay đã được tô đen bởi các chi tiết), các bức tranh ghép và tranh tường tinh xảo, sang trọng cho nội thất bên trong.

Ảnh: quyn_29

Ảnh: quyn_29.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được bao bọc bởi khuôn thành đá và gạch có hình con rùa. Bước vào chùa, du khách sẽ gặp tháp Phước Duyên đầu tiên, biểu tượng của chùa. Tháp 7 tầng xây bằng gạch, cao 21m. Sau đó sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện. Bên ngoài khuôn viên chùa có nhiều loại hoa, cây cối được chăm sóc kĩ lưỡng.

Ảnh: popoxjnh

Ảnh: popoxjnh.

Vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ đi ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô của hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Phía cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng trụ trì chùa, Thích Đôn Hậu. Khu rừng thông bên mộ khiến cảnh chùa thêm tịch mịch.

Ảnh: stefi_travel

Ảnh: stefi_travel.

Vào khoảng tháng 1, 2 đầu năm (Tết Nguyên đán) thời tiết xuân dễ chịu là thời điểm thích hợp nhất để đến tham quan chùa. Vào tháng 5, 6 mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực cũng là lúc tham quan hấp dẫn. Chùa mở cửa cho khách tham quan từ sáng sớm đến 6h chiều, đến chùa nên mặc trang phục kín đáo nhã nhặn.

Chiếc xe của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: twinkle.yuuka

Chiếc xe của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: twinkle.yuuka.

Những di sản thế giới, những điểm tham quan lôi cuốn trong tour Tết Tết Huế 4N3Đ sẽ mang đến kỳ nghỉ đáng nhớ cho bạn trong dịp Tết 2023. Hãy cùng trải nghiệm với chúng tôi bằng cách liên hệ iVIVU sớm nhất và sở hữu tour Tết với nhiều ưu đãi!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button