Du Lịch

Đền Bạch Mã – Ngôi đền cổ kính vượt dòng thời gian giữa lòng Hà Nội

Là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng và linh thiêng tại Hà Nội, đền Bạch Mã được mệnh danh là “trấn Đông thành Thăng Long”, điểm đến của rất nhiều du khách tham quan, tìm hiểu và chụp ảnh check-in với dấu ấn lịch sử nơi đây.

Đền Bạch Mã – Ngôi đền cổ kính vượt dòng thời gian giữa lòng Hà Nội

đền BM

Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: kinhtedothi

Di tích lịch sử quốc gia đền Bạch Mã có địa chỉ tại số nhà 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy mất khoảng 30 phút đi từ Nguyễn Thái Học đến cửa Nam rồi rẽ vào phố Phùng Hưng, phố hàng Vải, khoảng 2km nữa sẽ thấy đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: @genesis_wj

Ảnh: @genesis_wj

Ngựa trắng được thờ trong đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Ngựa trắng được thờ trong đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Hiện tại, đền Bạch Mã đón khách từ 9h00 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng vào đêm Giao thừa, đền sẽ mở cửa suốt đêm để tiện cho khách tham quan ghé thăm, cùng tận hưởng không gian hoài cổ trong âm hưởng hân hoan của ngày đầu năm mới.

Hàng năm, lễ hội đền Bạch Mã diễn ra ngày 12 – 13/2 âm lịch để tưởng nhớ đến công ơn của thần Long Đỗ, du khách có thể chọn thời điểm du lịch.

Nghi thức rước kiệu đi khắp các con phố lớn, hẻm nhỏ

Nghi thức rước kiệu đi khắp các con phố lớn, hẻm nhỏ

Lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Kiến trúc đền Bạch Mã mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Bao gồm các công trình: tam quan, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng. Giữa những rêu phong của cảnh vật xung quanh thì đền Bạch Mã mang một vẻ đẹp hoài cổ giữa những bức tranh cổ kính.

Ảnh:@vittorericcardo

Ảnh: @vittorericcardo

Ảnh:@vittorericcardo

Ảnh: @vittorericcardo

Tam quan được chia thành năm gian. Phương đình được xây theo lối hai tầng tám mái đao cong. Nối giữa phương đình và đại bái là mái vòm hình mai cua. Trên các cột gỗ, xà lách, xà nang,… đều có nhiều mảng trang trí phong phú bởi sự khéo léo, tinh xảo của những người nghệ nhân điêu khắc.

Ảnh:@hongyen171079

Ảnh: @hongyen171079

Thiêu hương và cung cấm có kiến trúc gần giống nhau, mái vuốt góc đao cong hai tầng. Trong cung cấm là nơi đặt tượng thần Bạch Mã.

Ảnh:@ sidney_vtnl

Ảnh: @sidney_vtnl

Hiện nay, đền Bạch Mã còn lưu giữ 15 văn bia cổ. Ngoài ra, đền Bạch Mã còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị như bức hoành phi “Đông trấn linh từ”, “Cỗ Long ngai”, đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ xưa như xích, đao, câu liêm,… được chạm khắc tinh xảo.

Ảnh:@ juliepetitphoto

Ảnh: @juliepetitphoto

Đặc biệt, gần như không còn đền chùa nào giữ được huyệt thông âm như đền Bạch Mã. Đó là một cái giếng ở phía bên phải đền, một thứ quan trọng theo quan điểm tả dương hữu âm, và giếng huyệt chính là âm.

Lấy nước giếng để làm lễ ở đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Lấy nước giếng để làm lễ ở đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Ảnh: kinhtedothi.

Ảnh: kinhtedothi

Với hơn một nghìn năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 12-12-1986.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (5 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button