Du Lịch

Đặc sản bánh gật gù độc đáo của Quảng Ninh

Ở vùng Tiên Yên, có một loại bánh với tên gọi thú vị – bánh gật gù. Bánh có hình thức khá giống bánh phở, bánh cuốn nhưng cách làm đặc biệt hơn và không có nhân bên trong.

Đặc sản bánh gật gù độc đáo của Quảng Ninh

Tiên Yên lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời của tỉnh Quảng Ninh. Du khách đến Tiên Yên có cơ hội ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khám phá những ngôi nhà cổ kính của đồng bào Dao, Tày, Sán Dìu.

Bánh gật gù. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bánh gật gù. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bên cạnh đó ẩm thực nơi đây còn khiến du khách thích thú. Ngoài những món ăn đặc sản nổi tiếng như khâu nhục, gà đồi… và còn một đặc sản không thể không nhắc đến, là bánh gật gù.

Danh Bạ Du Lịch
Nước chấm thịt bằm hành phi mỡ gà. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nước chấm thịt bằm hành phi mỡ gà. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Sở dĩ bánh có tên ngộ nghĩnh như vậy là vì luôn lắc lư qua lại khi thực khách cầm thưởng thức. Với bề ngoài đơn giản, nhiều người sẽ tưởng lầm rằng cách làm cũng đơn giản. Nhưng bí quyết làm bánh được truyền từ đời này sang đời khác.

Bạn có thể ăn kèm bánh gật gù với chả lụa và nước chấm thịt băm.

Bạn có thể ăn kèm bánh gật gù với chả lụa và nước chấm thịt băm.

Để làm được bánh gật gù cần chọn giống gạo tẻ, giống gạo quý của Hải Dương và gạo Bao thai của Tiên Yên, sau đó ngâm gạo từ hôm trước đến hôm sau mới làm. Khi xay gạo, người ta thường cho thêm cơm nguội vào xay cùng để bánh bóng, dẻo, phồng xốp.

Ảnh minh họa: nongsanlangson.

Ảnh minh họa: nongsanlangson.

Nhà làm bánh gật gù nổi tiếng ở Tiên Yên. Ảnh: VnExpress.

Nhà làm bánh gật gù nổi tiếng ở Tiên Yên. Ảnh: VnExpress.

Trong quá trình làm bánh gật gù thì công đoạn tráng bánh cũng rất kỳ công. Người làm bánh phải đong đủ lượng bột để không bị đặc quánh hay quá loãng. Đổ một lớp bột bánh dày vừa đủ lên khuôn, không đổ mỏng như bánh cuốn cũng không quá dày như bánh đa.

Bột làm bánh. Ảnh: VnExpress.

Bột làm bánh. Ảnh: VnExpress.

Sau đó tráng bột đều thành hình tròn, đậy nắp chờ bánh chín. Ngày nay người ta sử dụng nồi hơi điện để tráng bánh thay vì bếp củi như trước đây. Nồi điện khiến quá trình làm bánh nhanh hơn, sạch sẽ và ít tốn công sức hơn. Mọi công đoạn làm bánh đều đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, nhanh nhẹn và quen tay.

Đổ bột khéo léo sao cho bánh không quá dày hay quá mỏng. Ảnh: VnExpress.

Đổ bột khéo léo sao cho bánh không quá dày hay quá mỏng. Ảnh: VnExpress.

Khi bánh chín nở lên, người làm bánh dùng que nứa khéo léo xiên từ dưới miếng bánh đưa lên rồi tiếp tục tráng mẻ mới. Khi chưa cuộn, bánh gật gù cũng giống bánh cuốn, bánh phở nhưng không có nhân. Sau khi cuộn tròn đều, bánh được đặt lên lớp lá chuối để không bị dính vào nhau.

Cuốn bánh gật gù. Ảnh: VnExpress.

Cuốn bánh gật gù. Ảnh: VnExpress.

Bánh gật gù ngon còn phụ thuộc vào nước chấm. Nước chấm ăn cùng bánh khá đa dạng, tùy theo khẩu vị các vùng nhưng chủ yếu vẫn là thịt băm, nước mắm, hành khô chung với mỡ gà. Mỡ gà để sôi, cho hành vào phi thơm rồi cho thêm thịt băm và nước mắm ngon.

Nước chấm với công thức riêng biệt. Ảnh: VnExpress.

Nước chấm với công thức riêng biệt. Ảnh: VnExpress.

Bánh gật gù xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng hương vị ở Tiên Yên, Quảng Ninh vẫn khiến thực khách ấn tượng nhất. Bánh có độ dẻo, mùi thơm, đặc biệt là nước chấm khiến tinh túy món ăn được tỏa sáng.

Món ăn bình dị nổi tiếng gần xa.

Món ăn bình dị nổi tiếng gần xa.

Nằm trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, bánh gật gù Quảng Ninh xứng đáng trở thành món đặc sản không thể bỏ qua khi đến vùng đất mỏ. Hãy theo dõi blog iVIVU cập nhật nhiều bài viết hữu ích!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button