Du Lịch

Ngọ Môn Quan – Công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn

Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam, nơi bước vào Hoàng thành Huế, có tính biểu tượng cho kiến trúc cố đô, sau Ngọ Môn chính là điện Thái Hòa, nơi nhà vua thiết triều và diễn ra các đại lễ quan trọng của triều đình.

Ngọ Môn Quan – Công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn

“Ngọ Môn năm cửa chín lầu

Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh”.

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn

Danh Bạ Du Lịch

Ngọ Môn Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Vị trí của Ngọ Môn trước đây là Nam Khuyết Đài, được xây dựng vào đầu thời Gia Long, được coi là bộ mặt của Hoàng thành và triều đình phong kiến.

Ảnh: Báo Thanh niên.

Ảnh: Báo Thanh niên.

Đây là nơi vua ngự xem duyệt binh, dự các lễ Truyền lô, xướng danh các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ, lễ Ban sóc (ban bố lịch vào năm mới cho cả nước)… Đặc biệt chính tại nơi này vào năm 1945, vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm lại cho cách mạng và đánh dấu chấm hết cho nền phong kiến Việt Nam.

Ngọ Môn sau trùng tu. Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân.

Ngọ Môn sau trùng tu. Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân.

Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa. Về quy mô, đây là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng của Hoàng thành Huế. Căn cứ trên la bàn của địa lý phong thủy Đông phương, phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý – ngọ” (bắc – nam).

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không mang nghĩa về thời gian như nhiều người lầm tưởng. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức cao. Cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng.

Lầu Ngũ Phụng. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Lầu Ngũ Phụng. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ngọ Môn Quan chia làm hai phần chính gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng. Phần nền đài hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài xây bằng gạch, đá kết hợp với các thanh dầm bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1.560 mét vuông.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Thân đài có 5 cửa, trong đó cửa giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai cửa bên là tả Giáp Môn và hữu Giáp Môn, dành cho các quan văn, võ. Hai cửa ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U được gọi là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Lầu Ngũ Phụng đặt ở phía trên đài, được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m và cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung bằng gỗ lim với 100 cây cột. Trong đó, có ý kiến cho rằng con số 100 biểu hiện cho sự hài hòa “âm dương nhất thể”, hay ý kiến khác lý giải rằng đó là biểu trưng của sức mạnh trăm họ.

Ảnh: nickon511

Ảnh: nickon511

Phần mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ. Trong đó, bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói hoàng lưu ly, là nơi vua ngự, tám bộ còn lại lợp ngói thanh lưu ly.

Ảnh: nickon511

Ảnh: nickon511

Phía trước chính giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, xung quanh và phía sau nong ván, trên đó trổ nhiều cửa sổ với hình dáng đa dạng như hình tròn, hình quạt, hình khánh… Các bờ nóc, bờ quyết, hồi mái được trang trí bằng nhiều hoa văn tinh xảo.

Ảnh: nguyenchiden

Ảnh: nguyenchiden

Ở tầng lầu dưới, hai bên để trống lộ cột; hai lầu này có tên là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu. Phần lầu giữa lợp ngói hoàng lưu ly được lắp hệ thống cửa gỗ kính phía trước, các phía còn lại thưng vách gỗ. Đây là chỗ ngự của Vua khi dự lễ.

Từ tầng lầu dưới lên lầu trên phải đi bằng thang gỗ. Nhưng thực tế lầu trên ít có chức năng sử dụng, mà mang tính chất tạo dáng thẩm mỹ cho công trình chung.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Chính nhờ sự kết hợp, sắp đặt tài tình cộng với bàn tay khéo léo và kiến thức thẩm mỹ cao của các kiến trúc sư nhà Nguyễn mà tổng thể Ngọ Môn Quan vừa đồ sộ, nguy nga, mà không thô cứng, ngược lại rất mềm mại, hoành tráng.

Đặc biệt quan trọng vì là biểu tượng của cố đô Huế, Ngọ Môn Quan luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa. Vào năm Minh Mạng thứ 20 (1939) và dưới các đời vua Thành Thái, Khải Định, Ngọ Môn luôn được bảo tồn. Sau khi triều Nguyễn kết thúc, nơi đây vẫn luôn được quan tâm trùng tu vào các năm 1956, 1963.

Một góc Ngọ Môn sau khi được làm sạch khỏi rong rêu. Ảnh: Báo Thanh niên.

Một góc Ngọ Môn sau khi được làm sạch khỏi rong rêu. Ảnh: Báo Thanh niên.

Tuy nhiên, vào năm 1968, trong chiến dịch Mậu thân, Ngọ Môn nằm trong trọng tâm của vùng chiến sự nên đã bị hư hại nghiêm trọng, đặc biệt là tả – hữu Dực Lâu.

Ngọ Môn được trùng tu toàn diện ở đợt trùng tu kéo dài 8 năm từ 2012 đến 2019, trong đó có rất nhiều hạng mục quan trọng: tu bổ phần nền đài và lầu Ngũ Phụng (gia cố nền móng, vệ sinh thân đài, tu bổ lan can, nền gạch cũng như sửa chữa hệ thống vòm cửa phía dưới thân đài).

Ảnh: Báo Thanh niên.

Ảnh: Báo Thanh niên.

Thêm phần phục chế trang trí mái và xử lý bảo quản, chống mối mọt; sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống; hệ thống chiếu sáng nội thất, chống cháy theo kỹ thuật hiện đại…

Đến nay, Ngọ Môn Quan đã được trùng tu hoàn thiện và mở cửa đón du khách trở lại từ năm 2021. Hãy đặt tour Huế ở iVIVU để nhận chuyến đi về vùng đất cố đô với ưu đãi tuyệt vời!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button