Du Lịch

Động Am Tiên – Nơi tu hành cuối đời của “hoàng hậu hai triều” Dương Vân Nga

Động Am Tiên là danh lam thắng cảnh thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư. Nơi đây được ưu ái với cái tên nhuốm màu kiếm hiệp “Tuyệt Tịnh Cốc” và là nơi tu hành của thái hậu Dương Vân Nga.

Động Am Tiên – Nơi tu hành cuối đời của “hoàng hậu hai triều” Dương Vân Nga

Động Am Tiên thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nằm ở lưng chừng núi có độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Động còn có tên khác là hang Rồng, vì nhìn từ xa động trông giống miệng con Rồng. Sau khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng giao cho võ sư Trương Ma Ni và con trai Trương Ma Sơn cải tạo thành pháp trường xử án.

Hồ trong động Am Tiên. Ảnh: @leesunhy__

Hồ trong động Am Tiên. Ảnh: @leesunhy__.

Ảnh: @saraseeksscenery

Danh Bạ Du Lịch

Ảnh: @saraseeksscenery.

Phần lớn động là thung lũng ngập nước, được bao bọc xung quanh bởi vách núi đá. Vì thế trước đây để vào động Am Tiên du khách phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã mở một đường hầm xuyên qua núi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tham quan.

Ảnh: @tary.ng

Ảnh: @tary.ng.

Ảnh: @trang_trang76

Ảnh: @trang_trang76.

Sau khi đi qua đường hầm kiên cố, một ao nước lớn trong vắt sẽ hiện ra trước mắt du khách. Bên trong ao nước rộng hàng chục mẫu này có một đàn cá vàng đầy màu sắc. Đặc biệt có những chiếc thuyền nhỏ chuyên chở du khách tham quan. Thực ra ngày xưa đây là nơi vua Đinh ném những kẻ có tội xuống ao cho giải (loài rùa mai mềm khổng lồ) ăn thịt.

Ảnh: @rieulinhh

Ảnh: @rieulinhh.

Cảnh sắc thơ mộng. Ảnh: @_xiaohwaa_

Cảnh sắc thơ mộng. Ảnh: @_xiaohwaa_.

Để lên đến chùa – động Am Tiên, tiếp tục leo lên những bậc thang đá, hai bên lối đi mọc đầy xà cừ cổ thụ xanh rì. Trước cửa động còn lưu lại một vài bia đá cũ, trong đó có tấm bia đá khắc ghi những người có công quyên góp xây dựng chùa. Phía trên cổng động là một bia đá, hiện nay vẫn chưa xác định được nội dung cũng như niên đại của nó. Hai bên cửa động nhà chùa đặt tượng của hai vị hộ pháp sơn son thếp vàng cùng các tướng quân thời Đinh – Lê.

Tượng thờ trong động. Ảnh: @tombui1991

Tượng thờ trong động. Ảnh: @tombui1991.

Ảnh: @dim.0211

Ảnh: @dim.0211.

Bên trong động, chính điện là bệ thờ những pho tượng Phật bằng đá, phía trên là những nhũ thạch với đủ dạng hình thù. Theo tương truyền dưới chân của các bức tượng này là xương cốt của tử tù ngày xưa. Cuối động có một hồ nước nhỏ tên là suối giải oan. Gian bên thờ tam vị Thánh Mẫu, ngũ vị Tôn Ông.

Ảnh: @wanderlustphotopedia

Ảnh: @wanderlustphotopedia.

Động Am Tiên có tên gọi đầy đủ là chùa – động Am Tiên, là nơi nhốt hổ báo trừng trị người có tội thời vua Đinh. Nhưng từ cuối thời Đinh, sang nhà Lê, đến thời Hậu Lê thì nơi đây không còn nhốt hổ báo nữa. Thời Lý, trong một lần đi ngang động thấy âm khí nặng, thiền sư Minh Không đã ngày đêm tụng kinh cảm hóa muông thú và vong hồn của các tội đồ.

Cá vàng nuôi ở ao Động Am Tiên. Ảnh: @pikalove93

Cá vàng nuôi ở ao động Am Tiên. Ảnh: @pikalove93.

Nhắc đến động Am Tiên, không thể không nhắc đến thái hậu Dương Vân Nga, là hoàng hậu của 2 vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.

Chùa Động Am Tiên. Ảnh: @pikalove93

Chùa động Am Tiên. Ảnh: @pikalove93.

Trong những năm cuối đời, bà đã xuất gia tu hành tại chùa Am Tiên. Đứng từ chùa Am Tiên nhìn xuống, du khách sẽ bao quát được không gian mênh mông, rộng lớn của cảnh quan hùng vĩ với thế núi cao sừng sững và hồ nước trong xanh, cảm nhận được không khí thiêng liêng của buổi đầu lập nước của nhà Đinh.

Ảnh: @carpedrone

Ảnh: @carpedrone.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button