Du Lịch

Top 6 nhà thờ trăm tuổi ở Sài Gòn luôn hút khách đến check-in

Đến thành phố mang tên Bác, du khách đừng quên check-in tại những nhà thờ trăm tuổi Sài Gòn, nơi mang đến những nét đẹp trong văn hóa cũng như nghệ thuật kiến trúc. Cùng iVIVU điểm qua 6 nhà thờ trăm tuổi trầm mặc giữa lòng phố thị sôi động nhé!

Top 6 nhà thờ trăm tuổi ở Sài Gòn luôn hút khách đến check-in

Nhà thờ Tân Định

Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3.

Một trong những nhà thờ trăm tuổi ở Sài Gòn phải kể đến trong danh sách này là nhà thờ Tân Định tọa lạc ở số 289, Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3. Nhà thờ Tân Định được xây dựng từ năm 1870, đây gần như là nhà thờ cổ nhất thành phố. Cho đến năm 1929, nhà thờ được mở rộng và xây thêm một tòa tháp cao 52.60m, sơn sửa lại tháp chuông. Mang phong cách Roma cổ điển với kiến trúc độc đáo được “khoác” trên mình màu áo hồng tươi mới tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy trong ánh nắng Sài Gòn.

Ảnh: @lena.truong.04.

Ảnh: @lena.truong.04.

Danh Bạ Du Lịch

Nhà thờ Tân Định được làm bằng cẩm thạch Ý. Điểm nhấn chính là ở đỉnh tháp với cây thánh giá được làm bằng đồng cao tầm 3m, biểu tượng cho những người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Hai bên tòa tháp phụ có nhiều tháp đèn với nhiều lỗ thông gió được trang trí hoa văn trông rất duyên dáng.

Ảnh:@tina0917657571

Ảnh: @tina0917657571.

Bên trong được trang trí theo theo kiến trúc Gothic. Bên trong tòa tháp có 5 quả chuông nặng khoảng 5.5 tấn tạo nên một bức tranh kiến trúc độc đáo được chạm khắc rất tinh xảo, du khách đến đây như đi lạc vào thành phố Ý thơ mộng, cổ điển, cảm giác thú vị mà ai cũng muốn được một lần đặt chân đến.

Ảnh: @helen.py__.

Ảnh: @helen.py__.

Nhà thờ Cha Tam

Địa chỉ: 25 Học Lạc, phường 14, quận 5.

Ảnh:giaoxugiaohovietnam.

Ảnh: giaoxugiaohovietnam.

Ảnh:@__yangmei__

Ảnh: @__yangmei__.

Vào năm 1900 nhà thờ Cha Tam được xây dựng và hai năm sau đó được hoàn thành. Đây là ngôi chùa xây dựng cho người Hoa. Linh mục Pierre d’Assou, có tên tiếng Hoa là Đàm Á Tố (phiên âm theo tiếng Hoa là Tam An Su), người đứng ra xây dựng và cũng là vị cha sở đầu tiên của nhà thờ.

Ảnh:@__yangmei__

Ảnh: @__yangmei__.

Kiến trúc tại nhà thờ vô cùng độc đáo khi có sự giao thoa giữa kiến trúc của Trung Hoa và kiến trúc Gothic châu Âu. Nhà thờ với tuổi đời hơn 100 năm, trở thành địa điểm thu hút du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Sài Gòn.

Ảnh:@__yangmei__

Ảnh: @__yangmei__.

Nếu nhìn từ bên ngoài, không ít khách tham quan từng nhầm lẫn cổng vào nhà thờ là của đền chùa nào đó. Vì cổng được thiết kế theo kiểu tam quan, mái đầu đao, lợp ngói lưu ly, hàng cột sơn đỏ đậm chất Á Đông.

Ảnh: Quỳnh Trần/vnexpress.

Ảnh: Quỳnh Trần/vnexpress.

Nhà thờ Huyện Sỹ

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Nhà thờ do ông Lê Phát Đạt hiến 1/7 tài sản của mình xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1902, ba năm sau khánh thành.

Ảnh:@kopdinh

Ảnh: @kopdinh.

Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông cao 57m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đúc tại Pháp năm 1905.

Ảnh:@ billydangbcb

Ảnh: @billydangbcb.

Nhà thờ có phần mộ của ông Huyện Sỹ, một trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn và Nam Kỳ vào thế kỷ 19 và là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu. Năm 1920, vợ chồng ông được đưa vào an nghỉ ở phía sau cung thánh, phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.

Ảnh: Quỳnh Trần/vnexpress.

Phần mộ của ông Huyện Sỹ. Ảnh: Quỳnh Trần/vnexpress.

Nhà thờ Chợ Quán

Địa chỉ: 120 Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5.

Ảnh:nhathoconggiaovietnam.

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Nhà thờ Chợ Quán khi mới xây dựng có kiến ​​trúc đơn giản, chỉ gồm một nhà nguyện nhỏ và một bàn thờ bên trong. Trong vòng một thế kỷ, nhà thờ bị tàn phá do chiến tranh, loạn lạc, phải xây lại nhiều lần. Đến năm 1882, trên nền đất cũ, linh mục chánh xứ Nicôla Hamm quyết định cho xây nhà thờ mới khang trang, kiên cố và tồn tại đến bây giờ.

Mang kiến trúc Gothic, mái lợp ngói đỏ. Công trình này phải xây trong 14 năm mới xong phần cơ bản và tiếp tục được bổ sung sau này. Mặt chính diện nhà thờ được thiết kế tinh xảo theo kiểu kiến trúc Gothic với các mái vòm nhọn kết nối liên tục. Phía trước cửa chính là khuôn viên rộng, trồng nhiều cây xanh.

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Ngày nay, các cửa sổ ở đây không lắp kính tranh vẽ màu, mà chỉ lắp kính trắng, khác với hầu hết nhà thờ lớn ở thành phố. Nguyên nhân là những tranh kính nguyên bản đã hư hỏng, và chưa tìm được người có khả năng phục chế.

Nhà -thờ -Chợ- Quán-ivivu-3

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Nhà -thờ -Chợ- Quán-ivivu-4

Ảnh: nhathoconggiaovietnam.

Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

Địa chỉ: Số 6 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1.

Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn do linh mục Wilbaux người Pháp sáng lập và cho xây dựng từ năm 1863. Đây được coi là công trình Công giáo lâu đời nhất ở Sài Gòn và là một trong các trung tâm đào tạo linh mục Công giáo lớn nhất nước ta.

Toàn cảnh Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Toàn cảnh Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Khu nhà truyền thống ở trong Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Khu nhà truyền thống ở trong Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Nhà nguyện thuộc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Nhà nguyện thuộc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ảnh: vnexpress.

Nhà thờ Đức Bà

Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1.

Nhà thờ Đức Bà được thiết kế và thi công trong giai đoạn 1877 – 1880. Điểm đặc biệt của công trình là toàn bộ vật liệu xây dựng đều nhập khẩu từ Pháp, trong đó toàn bộ gạch đỏ cam không tô trát vẫn giữ nguyên màu đến hiện tại. Hai đỉnh nhọn trên tháp chuông được gắn thêm năm 1984, từng là nơi cao nhất thành phố bấy giờ, du khách coi là cột mốc nhận biết Sài Gòn từ xa.

Ảnh: Thái Sơn/Báo Người Lao Động.

Ảnh: Thái Sơn/Báo Người Lao Động.

Nhà thờ Đức Bà mang danh hiệu vương cung thánh đường. Đây là danh hiệu đặc biệt được trao bởi tòa thánh Vatican, lãnh đạo tối cao của giáo hội Công giáo toàn thế giới, dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa mang tầm quan trọng, ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Ảnh: @princessindream_.

Ảnh: @princessindream_.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Cầu thang dẫn lên tháp chuông. Ảnh: vnexpress.

Cầu thang dẫn lên tháp chuông nhà thờ. Ảnh: vnexpress.

 

Theo iVIVU.com

 

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button