Du Lịch

Khu di tích Pò Hèn – Nơi tri ân các anh hùng liệt sỹ trong chiến tranh biên giới

Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh) đã ghi dấu trang sử hào hùng trong công cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979. Khu di tích Pò Hèn ngày nay là nơi tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến.

Khu di tích Pò Hèn – Nơi tri ân các anh hùng liệt sỹ trong chiến tranh biên giới

Trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, có những địa danh đã in đậm dấu ấn những tháng năm không thể nào quên, khắc ghi trong tâm trí của biết bao thế hệ. Trong đó khu di tích Pò Hèn, xưa là di tích đồn biên phòng 209 Pò Hèn, cũng là một địa danh như thế.

Đài tưởng niệm Pò Hèn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đài tưởng niệm Pò Hèn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Công trình đài tưởng niệm tại khu di tích. Ảnh: quangninh.gov.

Danh Bạ Du Lịch

Công trình đài tưởng niệm tại khu di tích. Ảnh: quangninh.gov.

Rạng sáng ngày 17-2-1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới, từ Nậm Cún (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh).

Tại Móng Cái, pháo hạng nặng và nhiều loại hỏa lực bắn dữ dội vào các đồn biên phòng 209, 210, 211, 212 cũng như các đội công nhân lâm nghiệp và các khu dân cư dọc theo tuyến biên giới.

Ảnh: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ảnh: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Địch chia thành 5 hướng tấn công dồn dập đồn Pò Hèn, các chiến sĩ biên phòng đã hết sức dũng cảm đẩy lùi các cuộc tấn công. Nhưng do lực lượng không cân sức, giữa khoảng 60 chiến sĩ và hơn 3.000 tên địch, 45 chiến sĩ đã hy sinh cùng với nhóm công nhân lâm trường Hải Sơn và nữ nhân viên thương nghiệp Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Ảnh: Bảo Thành

Ảnh: Bảo Thành.

Ngày 10-1-2001, trên nền doanh trại năm xưa, một đài tưởng niệm đã được dựng nên. Năm 2014, di tích đồn biên phòng 209 Pò Hèn được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đến năm 2022, khu di tích Pò Hèn được xếp hạng cấp quốc gia.

Hia hàng kim giao thẳng tắp lối đi vào di tích. Ảnh: Bảo Thành.

Hai hàng kim giao thẳng tắp lối đi vào di tích. Ảnh: Bảo Thành.

Khu di tích lịch sử Pò Hèn gồm 4 điểm: đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn, chốt đồi Quế, chốt trạm kiểm soát cửa khẩu Pò Hèn và đài quan sát đồi Tây. Trong đó nổi bật có cụm tượng đài được xây dựng theo ý tưởng “Vòng tay đồng đội”.

Đền Tam Bảo. Ảnh: Bảo Thành

Đền Tam Bảo. Ảnh: Bảo Thành.

Đài tưởng niệm cao 16m bằng bê tông cốt thép ốp đá trắng quay mặt về hướng bắc, có hình tượng 3 bàn tay chụm vào nhau. Vừa tượng trưng cho ba dân tộc, Kinh, Dao, Sán Chỉ sống tại đây, vừa là biểu tượng cho vòng tay ôm của đất mẹ và đồng đội.

Nhà bia khắc tên các liệt sĩ. Ảnh: Bảo Thành

Nhà bia khắc tên các liệt sĩ. Ảnh: Bảo Thành.

Ngôi sao năm cánh ở chính giữa tượng trưng cho khí phách kiên trung của đất và người biên cương. Cạnh đó là hai nhà bia, nơi đặt 2 tấm bia đá ghi tên các cán bộ chiến sĩ biên phòng, công nhân lâm trường đã hy sinh trong giai đoạn từ 1979 đến 1991.

Ảnh: VOV.

Ảnh: VOV.

Cứ vào ngày 17 tháng 2 hàng năm, đồn biên phòng Pò Hèn lại làm lễ giỗ chung cho các liệt sĩ. Và đến năm 2010, khu di tích Pò Hèn đã được khởi công tôn tạo nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhật Bác Hồ.

Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Khu di tích Pò Hèn hiện nay đã trở thành “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, cổ vũ và động viên thế hệ sau viết tiếp những trang sử hào hùng của lực lượng biên phòng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Hồng Chiêm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Tượng Liệt sĩ Nguyễn Thị Hồng Chiêm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ thủ đô.

Đài tưởng niệm Pò Hèn hôm nay sừng sững, hiên ngang giữa núi rừng Đông Bắc tựa như khí phách anh hùng, chiến công oanh liệt của những người đã nằm xuống để tiếp tục vẹn tròn sứ mệnh canh giữ từng tất đất thiêng liêng nơi phên giậu của tổ quốc.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button