Du Lịch

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Thắng cảnh Phật pháp ở Tam Đảo

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nằm ở tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 85 km. Thiền viện đào tạo Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Thắng cảnh Phật pháp ở Tam Đảo

Cùng với thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện nằm cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (bao gồm chùa Tây Thiên, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, đền Cô, đền Cậu, đền Thõng, thác Bạc).

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Tam quan Thiền viện. Ảnh: Hoài Nam.

Danh Bạ Du Lịch

Tam quan thiền viện. Ảnh: Hoài Nam.

Đây là một trong những nơi phát tích Phật giáo sớm nhất ở Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ III, có vị hòa thượng Khương Tăng Hội dừng chân ở đây để truyền giáo. Thiền học khởi đầu bởi hòa thượng Khương Tăng Hội, sau ông mang thiền sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247).

Ảnh: Phạm Hữu Bắc.

Ảnh: Phạm Hữu Bắc.

Thiền -viện- Trúc -Lâm -Tây -Thiên-ivivu-1

Ảnh: vnexpress.

Vua Hùng thứ 6 là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân (thiền viện ngày nay được xây dựng trên nền chùa này) trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ. Bà là người có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước.

Kiến trúc chùa đẹp mắt. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Kiến trúc chùa đẹp mắt. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khởi công xây dựng vào năm 2004. Khi làm lễ khởi công đã tìm được trên nền ngôi chùa cổ vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn từ thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng, công trình được khánh thành ngày 25/11/2005.

Chính điện. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Chính điện. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có rất nhiều nghệ nhân ở các làng nghề trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

Khuôn viên chùa. Ảnh: Tuan Ngo Anh.

Khuôn viên chùa. Ảnh: Tuan Ngo Anh.

Chính điện thiền viện nằm chính giữa có chiều cao 17m, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m, 600 Phật tử, du khách có thể ngồi thiền hoặc nghe giảng Phật pháp cùng một lúc. Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ, treo hai câu đối: “Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần và Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như”.

Tượng Quan thế âm bồ tát. Ảnh: Nhu Le.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ảnh: Nhu Le.

Bên trái tòa chính điện là lầu chuông, bên phải là lầu trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; chuông có trọng lượng 2 tấn.

Bình minh ở thiền viện. Ảnh: @thaoshinn

Bình minh ở thiền viện. Ảnh: @thaoshinn.

Phía sau chính điện là nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và nhà tổ đều được làm từ đá sa thạch có độ bền theo thời gian.

Đường lên thiền viện. Ảnh: @hoa4416

Đường lên thiền viện. Ảnh: @hoa4416.

Khu thiền viện còn có nhà ăn, nhà sách bán kinh Phật và đồ lưu niệm, Thư viện, khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách có thể nghỉ lại chùa để học tập kinh kệ.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: @duongtruclam.vn

Ảnh: @duongtruclam.vn.

Ảnh: @nttl_am

Ảnh: @nttl_am.

Dịp đầu năm, người dân trong vùng và du khách khắp nơi rất yêu thích việc hành hương lên thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên để cầu nguyện một năm nhiều may mắn, sức khỏe và bình an. Thiền viện thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến tu tập trong các khoá tu, nhất là trong dịp hè.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button