Du Lịch

Điểm qua 3 làng nghề truyền thống Sóc Trăng lưu danh miền Tây

Đến miền Tây, ghé thăm các làng nghề truyền thống Sóc Trăng để thấu hiểu hơn về con người nơi đây và khám phá một nền văn hóa đa sắc màu.

Điểm qua 3 làng nghề truyền thống Sóc Trăng lưu danh miền Tây

Làng nghề làm bánh pía

Làng nghề làm bánh pía là một cái tên phải nhắc đến trong danh sách làng nghề truyền thống Sóc Trăng. Bánh pía có xuất xứ từ Trung Quốc, trong những chuyến di cư của người dân, dần dần bánh pía đã trở thành món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm khác lạ của bánh là bên trên có nhiều lớp vỏ mỏng xếp chồng lên nhau. Nhân bánh có vị ngọt thanh và béo ngậy từ đậu xanh, sầu riêng, khi ăn sẽ có vị ngọt thơm, deo dẻo.

bánh-pía-Vũng-Thơm-Sóc-Trăng-ivivu

Bánh pía Vũng Thơm (Sóc Trăng).

Muốn thưởng thức bánh ngon, phải ăn và nhâm nhi cùng tách trà nóng. Vị bánh hòa quyện cùng hương trà sẽ tạo cho người dùng cảm giác ấn tượng đến khó quên. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà bánh pía có thêm nhiều hương vị như: lá dứa, khoai môn, nhân thịt, đậu đen,…

Danh Bạ Du Lịch

1557808963_soctrang_at_banhpia2Được biết mỗi lò bánh sẽ có một công thức gia truyền và bí quyết riêng nhưng vẫn đảm bảo được hương vị cơ bản của bánh. Điểm đặc biệt của làng bánh này chính là bánh đều được làm thủ công từ công đoạn nhào bột, nặn bánh, canh lửa cho đến bước hoàn thiện. Hiện nay, tại làng vũng Thơm có nhiều thương hiệu nổi tiếng vươn ra thế giới như: Công Lập Thành, Tân Hoa Viên, Tân Hưng,…

Đường đi vào Vũng Thơm. Ảnh: dacsanbanhpia.

Đường đi vào Vũng Thơm. Ảnh: dacsanbanhpia.

Ảnh: baogiaothong

Chế biến bánh pía. Ảnh: Báo Giao thông.

Ảnh: baogiaothong

Chiếc bánh pía lớn, đạt kỷ lục ở Sóc Trăng. Ảnh: Báo Giao thông.

Làng nghề làm cốm dẹp

Làng nghề cốm dẹp từ lâu đã trở thành một làng nghề truyền thống nổi tiếng của Sóc Trăng. Nơi nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng sản xuất cốm dẹp là ở xã Phú Tân và không ai biết được nghề này bắt đầu từ khi nào và có nguồn gốc từ đâu.

Cốm dẹp.

Cốm dẹp.

Người dân làng Phước Quới tất bật làm cốm dẹp chuẩn bị cho mùa lễ hội.

Người dân làng Phước Quới tất bật làm cốm dẹp chuẩn bị cho mùa lễ hội.

Cốm dẹp được làm từ nếp non. Muốn cốm ngon thì thì phải lựa hạt nếp dài to. Cốm mới giã xong sẽ có độ dẹp, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, hương thơm từ nếp mới tỏa lên thật tuyệt vời. Nếu muốn ăn ngon hơn thì người ta trộn với cơm dừa nạo, đậu phộng, đường và ít nước dừa, sau đó trộn tất cả và cho nghỉ 30 phút là dùng được. Hương vị của món này gây thương nhớ vì có vị béo béo của nước cốt dừa, dẻo dẻo, bùi bùi của cốm.

lang-nghe-lam-com-dep-ivivu-1

Cốm được rang thủ công trong om hoặc nồi đất.

Cốm được rang thủ công trong om hoặc nồi đất.

Làng nghề đan lát

Bà con ở làng nghề đan lát cho biết, họ rất tự hào và rất yêu nghề, nhờ nghề mà họ có cuộc sống ấm no và đầy đủ hơn. Đến với làng nghề đan lát truyền thống này, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến tay nghề khéo léo, thuần thục của người dân nơi đây để làm ra những sản phẩm đáng yêu và được nhiều du khách yêu thích.

Nghề đan lát ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: VOV.

Nghề đan lát ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: VOV.

Các sản phẩm có nguyên liệu chủ yếu là trúc, tre,.. nhờ những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, sự tận tâm với nghề mà từ những nguyên liệu đơn giản đó người dân đã tạo nên những sản phẩm có hồn thu hút nhiều khách du lịch. Khi đến đây, bạn có thể mua khay đựng trầu, chiếc rổ xinh xắn hay những chiếc ghe nhỏ tặng bạn bè và người thân sau chuyến đi.

Làng nghề đan đát ấp Phước Quới.

Làng nghề đan đát ấp Phước Quới.

Thành phẩm đẹp mắt.

Những sản phẩm thủ công đẹp mắt.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button