Du Lịch

Độc đáo lễ dâng y Kathina của người Khmer

Lễ dâng y Kathina mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer, thể hiện những ước nguyện tốt đẹp trong đời sống. Cùng iVIVU về miền Tây Nam Bộ khám phá lễ hội độc đáo này nhé!

Độc đáo lễ dâng y Kathina của người Khmer

Hàng năm, lễ dâng y Kathina được tổ chức vào khoảng thời gian từ 15/9 đến 15/10 âm lịch. Cụ thể là sau 3 tháng an cư kiết hạ và trước ngày tổ chức lễ Ok Om Bok. Sau mùa kiết hạ chính là thời điểm tổ chức lễ dâng bông.

Lễ-dâng -y-Kathina-ivivu

Lễ dâng y Kathina diễn ra ở chùa Som Rong (Sóc Trăng). Ảnh: Huỳnh Phương/Báo Dân trí.

Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa), lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người Phật tử tại gia.

“Kathina” theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam tông dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu tập.

Danh Bạ Du Lịch
Vật phẩm dâng lên các chư Tăng trong lễ dâng y Kathina. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang.

Vật phẩm dâng lên các chư Tăng trong lễ dâng y Kathina. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang.

Vật phẩm dâng lên lễ, ngoài những lễ vật truyền thống như áo cà sa – vật phẩm quan trọng nhất để tưởng nhớ về nghi thức của lễ do Phật dựng lên; bình bát để sư sãi khất thực, tập, viết…; còn có các vật dụng sinh hoạt, đồ dùng hằng ngày cần thiết khác trong chùa như: thuốc uống, thực phẩm, đồ gia dụng…

Đa dạng vật phẩm dâng y .

Đa dạng vật phẩm dâng y. Ảnh: Huỳnh Phương/Báo Dân trí.

Các nghi thức trong lễ dâng y Kathina

– Diễu hành: các Phật tử sẽ diễu hành xe hoa trên khắp các đường phố.

– Lời dâng y Kathina: Tại buổi lễ, tất cả Phật tử sẽ nhiễu y ba vòng xung quanh chánh điện, rồi tập trung lại khu vực điện chính để dâng lời tán bạch cúng dường. Các Phật tử ngồi xung quanh vị hòa thượng, các tỳ khưu sẽ dâng cúng thọ y cà sa Kathina, thực hiện nghi lễ chính tại chánh điện của chùa. Sau khi đảnh lễ tam bảo, hòa thượng Thạch Hà sẽ truyền tam quy ngũ giới cho các Phật tử. Sau đó, các chư Tăng cùng tụng kinh chúc phúc, hồi hướng công đức đến từng quí Phật tử đến tham gia.

Một nghi thức trong lễ hội được thực hiện ở chính điện chùa. Ảnh: Báo Dân tộc.

Một nghi thức trong lễ hội được thực hiện ở chính điện chùa. Ảnh: Báo Dân tộc.

– Dâng bông: Sau đó, các Phật tử sẽ dâng bông lên cho chư Tăng cùng với các đồ dùng hằng ngày như thực phẩm, thuốc men,… nhằm bày tỏ tấm lòng thành đến đại lễ.

Ảnh: baodantoc

Các Phật tử thực hiện nghi thức dâng y cà sa cho các chư tăng. Ảnh: Báo Dân tộc.

Lễ dâng y Kathina là nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, bên cạnh ý nghĩa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, còn có ý nghĩa cầu cho phum, sóc yên ấm, gia đình bình an, cầu mưa thuận gió hòa, tạo không khí vui tươi cho Phật tử, cho bà con trong phum, sóc.

Các tiết mục múa trong lễ dâng y Kathina giúp tăng thêm bầu không khí náo nhiệt. Ảnh:

Các tiết mục múa trong lễ dâng y Kathina giúp tăng thêm bầu không khí náo nhiệt. Ảnh: Huỳnh Phương/Báo Dân trí.

Lưu ý khi tham gia lễ hội

– Với tính chất trang nghiêm của lễ hội, bạn nên mặc đồ kín đáo, sẫm màu để thể hiện sự tôn trọng cho đại lễ này.

– Lúc hành lễ, cần giữ trật tự, tránh gây ồn làm mất đi vẻ trang nghiêm của buổi lễ.

– Khi tham gia lễ hội, du khách nhớ giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi làm mất vẻ mỹ quan của chùa.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (3 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button