Du Lịch

Lễ hội Sen Dolta – Dấu ấn văn hóa độc đáo của người Khmer

Nhắc đến các lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người Khmer ở miền Tây Nam Bộ phải kể đến lễ hội Sen Dolta, được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.

Lễ hội Sen Dolta – Dấu ấn văn hóa độc đáo của người Khmer

Trong một năm người miền Tây có 3 cái Tết lớn, đó là Chol Chnam Thmay (Tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer), lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) và lễ hội Sen Dolta.

Một khung cảnh trong lễ hội Sen Dolta. Ảnh: TL/Báo Dân tộc.

Một khung cảnh trong lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khmer. Ảnh: TL/Báo Dân tộc.

Lễ hội Sen Dolta (còn gọi là Ph’chum-Banh) là một nghi lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer. Lễ hội bắt đầu tổ chức vào ngày 29/8 âm lịch hàng năm và kéo dài trong vòng 3 ngày. Theo tiếng của người Khmer, “Sen” có nghĩa là cúng, Dol có nghĩa là “bà”, Ta có nghĩa là “ông”. Lễ Sen Dolta có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân; thể hiện thái độ tạ ơn đối với những người đã khuất, cầu mong cho gia đạo được bình an.

Người Khmer thực hiện các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta. Ảnh: vov.

Danh Bạ Du Lịch

Người Khmer thực hiện các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta. Ảnh: vov.

Ảnh: toquoc

Ảnh: Báo Tổ quốc.

Theo nghi lễ truyền thống, lễ hội Sen Dolta được tổ chức trong suốt ba ngày hàng năm, từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch. Trong ba ngày tiến hành lễ, những người dân thường tuân theo nghi thức truyền thống sau:

Ngày đầu tiên

Trước tiên, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa, phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như du kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…

Khuôn viên chùa được dọn dẹp cẩn thận và khang trang chuẩn bị cho lễ Sen Dolta. Ảnh: Báo Dân tộc.

Khuôn viên chùa được dọn dẹp cẩn thận và khang trang chuẩn bị cho lễ Sen Dolta. Ảnh: Báo Dân tộc.

Ngày thứ hai

Sau khi đã ở chùa suốt một ngày – đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.

Người-Khmer-mang-le-vao-chua-trong-Dolta-1280x720

Ảnh minh họa.

Ngày thứ ba

Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa”. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.

Nghi thức thả ghe đưa ông bà tổ tiên về cội nguồn. Ảnh: Báo Tổ quốc.

Nghi thức thả ghe đưa ông bà tổ tiên về cội nguồn. Ảnh: Báo Tổ quốc.

Kết thúc lễ Dolta là nghi lễ đưa tiễn ông bà. Do cuộc sống gắn với miền sông nước nên người Khmer thường chế tác thuyền đưa tiễn ông bà từ bẹ chuối với hình nộm người chèo lái. Trong thuyền còn được đặt nhiều vật dụng như lộ phí, bánh trái, nước ngọt được làm bằng giấy.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button