Du Lịch

Mắm sò Lăng Cô đậm đà hương vị xứ Huế

Việt Nam có vô vàn các loại mắm, vùng miền nào cũng có những loại mắm đặc trưng. Mắm cá, mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc… Trong đó cái tên mắm sò Lăng Cô ở Huế khiến ai thưởng thức qua cũng thương nhớ món mắm thơm ngon vùng vịnh!

Mắm sò Lăng Cô đậm đà hương vị xứ Huế

Vịnh Lăng Cô – Thừa Thiên Huế nổi tiếng với hải sản tươi ngon, tôm, ghẹ, cua, mực, sò huyết, sò lông, vẹm, hàu… nhờ điều kiện đầm phá bao bọc khiến các loài hải sản ở đây phát triển tự nhiên tạo thành số lượng lớn.

Sò dùng làm mắm. Ảnh: Thế giới ẩm thực.

Sò dùng làm mắm. Ảnh: Thế giới ẩm thực.

Trong đó sò (hay sặc) cũng là một loại đặc sản ở vịnh Lăng Cô, tuy ít được chế biến tươi sống, nhưng qua công đoạn làm mắm, mắm sò Lăng Cô trở nên thơm ngon hấp dẫn lạ lùng.

Danh Bạ Du Lịch

Sò hầu như có mặt quanh năm ở vùng đầm phá nơi đây. Để cào được những con sò cũng rất đơn giản, chỉ cần một bàn cào nhỏ và giỏ để đựng sò. Vào thời điểm nước ròng thuận lợi khoảng 14h đến 18h chiều, mực nước của vịnh trở nên rất thấp, khi đó người dân tập trung cào sò.

Ảnh: Báo Ninh Thuận.

Ảnh: Báo Ninh Thuận.

Mặc dù công việc cào sò không khó nhưng để bắt được nhiều sò lại đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ ngâm mình trong nước cả ngày, thậm chí là nước nóng vì mặt trời hoặc nước dâng cao ngang cổ.

Ở Lăng Cô có rất nhiều hộ gia đình có thể tự làm mắm sò và mang bán trên thị trường. Làm mắm sò không phức tạp nhưng để được thành phẩm hoàn chỉnh, bảo quản được lâu đòi hỏi người làm mắm phải hiểu rõ đặc tính của sò và có tay nghề cao.

Muối hột dùng làm mắm. Ảnh: Phunuonline.

Muối hột dùng làm mắm. Ảnh: Phunuonline.

Trước hết người ta lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò bên trong, rửa thật sạch, rửa nhiều lần đến lúc nước trong. Khi rửa không được ngâm nước quá lâu vì sò sẽ nở to khiến mắm mau hỏng, sau đó vớt ra rổ để ráo nước, sau đó cho muối hột giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò : 2 chén muối.

Riềng không thể thiếu trong công đoạn làm mắm. Ảnh: Báo Người lao động.

Riềng không thể thiếu trong công đoạn làm mắm. Ảnh: Báo Người lao động.

Muối làm mắm phải là muối hột, không được làm bằng muối i-ốt vì muối này có độ mặn thấp. Sau đó cho ớt bột và riềng sắc nhỏ trộn đều với sò theo tỷ lệ vừa ăn, theo kinh nghiệm người làm mắm; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy kín nắp.

Ảnh minh họa: Mắm sò đã ăn được.

Ảnh minh họa: Mắm sò đã ăn được.

Mắm sò Lăng Cô đậy kín trong vòng 8 – 10 ngày sẽ chín, khi phần xác sò nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm thì có thể lấy ra ăn. Sò càng nổi cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu.

Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Khi ăn dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín. Khi múc mắm ra chén, mắm màu đỏ tươi bắt mắt, có thể cho thêm ít tỏi băm để tăng hương vị. Ngoài ra có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị để món mắm ngon hơn.

Mắm sò trong bữa ăn. Ảnh: Báo Thanh niên.

Mắm sò trong bữa ăn. Ảnh: Báo Thanh niên.

Mắm sò Lăng Cô thơm ngon khi đơn giản ăn với cơm nóng hoặc làm nước chấm rau sống, khế chua kẹp thịt ba chỉ, dưa giá… Đối với người yêu mắm, một chén mắm sò có thể làm bữa ăn tuyệt vời hơn bao giờ hết, thật đậm đà hương vị quê hương.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button