Du Lịch

Bánh cáy làng Nguyễn – Món quà quê nổi tiếng ở Thái Bình

Về Thái Bình, người sành ăn sẽ nhớ ngay đặc sản bánh cáy làng Nguyễn nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, món bánh đã nổi tiếng từ rất lâu đời, là món quà vặt tuyệt vời.

Bánh cáy làng Nguyễn – Món quà quê nổi tiếng ở Thái Bình

Theo dân gian, gọi là bánh cáy vì bánh nhìn giống trứng con cáy. Có người lại nói vì bánh thơm ngon nên được quan địa phương chọn dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt hòa cùng vị cay của gừng nên hỏi tên món bánh, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay. Từ đó, người dân đọc chệch là bánh cáy.

Bánh cáy làng Nguyễn. Ảnh: VnExpress.

Bánh cáy làng Nguyễn. Ảnh: Vnexpress.

Cụ tổ làng nghề bánh cáy làng Nguyễn là bảo mẫu đại vương Nguyễn Thị Tần, con Phúc Đình Hầu, một quan triều Nguyễn. Cụ Nguyễn Thị Tần tạo ra bánh cáy năm 1725. Tương truyền, sau khi ăn thấy ngon nên nhà vua ban chỉ hằng năm phải dâng vào cung.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: Sở Y Tế Thái Bình.

Ảnh: Sở Y Tế Thái Bình.

Để làm ra chiếc bánh cáy dẻo thơm là một quá trình công phu, phức tạp với các công đoạn kỳ công. Nguyên liệu làm bánh hoàn toàn từ thiên nhiên: Gạo nếp cái hoa vàng, gấc, quả hoặc lá dành dành, lạc, vừng, gừng, cà rốt, vỏ quýt, dừa, mật mía và mỡ lợn.

Ảnh: Thanh niên.

Ảnh: Báo Thanh Niên.

Trước khi làm bánh nửa tháng, người ta phải ngâm những khẩu mỡ lợn trong đường cho ngấm, rồi thái hạt lựu và xào cho đến khi những mỡ khô, giòn, trong suốt. Gạo nếp cái hoa vàng được chia thành 3 phần: Hai phần để nấu xôi, một phần để làm bỏng.

Làm bánh cáy. Ảnh: TTXVN.

Làm bánh cáy. Ảnh: TTXVN.

Xôi thổi xong thì được chia đôi, một phần trộn với gấc, một phần trộn với nước quả dành dành; rồi trộn hai phần xôi với nhau, giã nhuyễn, cắt lát và sấy khô. Vừng, lạc được rang thơm xát vỏ. Sau đó, người ta xào cà rốt, vỏ quýt với nước đường và nước gừng ép.

Dành dành tạo màu vàng.

Dành dành tạo màu vàng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người ta bắt đầu trộn đều tất cả các nguyên liệu trên với mật mía và sên trên chảo. Nếu sên già lửa, bánh sẽ bị rắn, còn sên non lửa thì bánh bị ẩm, nát. Khi bánh bắt đầu dậy mùi, người ta đổ ra một cái khuôn gỗ rộng đã được rải sẵn lớp vừng rang rồi ép chặt, sau đó rắc một lớp vừng và sợi dừa đã bào sẵn lên mặt trên.

Gấc tạo màu đỏ.

Gấc tạo màu đỏ.

Khi bánh cứng lại, người ta dùng dao và một cái thước gỗ bản to cắt thành các khoanh bánh đều nhau. Nếu làm theo đúng quy trình truyền thống, không cần phải sấy khô hay phơi nắng mà bánh cáy làng Nguyễn vẫn có thể bảo quản trong nhiều tháng.

Ăn bánh uống trà. Ảnh: @trinhtrn.

Ăn bánh uống trà. Ảnh: @trinhtrn.

Bánh cáy được thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng nóng hổi. Một miếng bánh cáy chuẩn hương vị của làng Nguyễn phải có hương thơm của vừng, lạc, vỏ quýt cộng với vị béo của mỡ, dừa cùng sự ngọt ngào của mật mía, vị cay của gừng… Hương vị đặc trưng làm nên tên tuổi của bánh cáy làng Nguyễn Thái Bình nhiều năm qua.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button