Du Lịch

Bún thang lươn Phố Hiến – Món ăn cầu kỳ đậm chất đồng quê

Nói đến bún thang, ai cũng nghĩ ngay đến Hà Nội, nơi bún thang nổi tiếng là món ăn cầu kỳ. Nhưng nếu một lần ghé Phố Hiến, đừng quên thưởng thức bún thang lươn lạ miệng, mang hương vị ẩm thực hồn quê dân dã.

Bún thang lươn Phố Hiến – Món ăn cầu kỳ đậm chất đồng quê

Phố Hiến xưa kia đã từng là khu vực phát triển sầm uất, nhiều cảng buôn bán giao thương với nước ngoài. Do đó văn hóa Phố Hiến ngày nay có sự giao thoa giữa nhiều luồng văn hóa khác nhau. Nền ẩm thực cũng vì thế mà đa dạng phong phú.

Bún thang lươn Phố Hiến. Ảnh: @tomcatsir

Bún thang lươn Phố Hiến. Ảnh: @tomcatsir.

Bún thang lươn là biến tấu của bún thang Hà Nội, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc ở vùng nông thôn Phố Hiến. Món bún này có rất nhiều nguyên liệu, nguyên liệu nào cũng được làm rất cầu kỳ.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: @lancungbamam

Ảnh: @lancungbamam.

Bún thang ở Hưng Yên khác với các nơi khác là có lươn, thay vì thịt gà. Bún thang vốn đã cầu kỳ trong chế biến, bún thang lươn càng cầu kỳ hơn bởi có thêm lươn. Lươn được chọn phải còn tươi sống. Lươn làm bún thang phải thui qua lửa, để lươn không bị mất máu và thịt lươn ngọt, thơm hơn.

Ảnh: @lancungbamam

Ảnh: @lancungbamam.

Khi sơ chế lươn phải rửa bằng muối, thả lươn vào chậu to sau đó cho muối, đậy nắp, con lươn bị mặn sẽ giẫy giụa cho đến khi hết nhớt. Thịt lươn sau đó được luộc qua rồi bóc ra từng miếng, làm sao để những miếng thịt đều nhau và không bị nát. Sau đó chiên giòn lươn trong chảo dầu đã phi hành thơm.

Lươn được chiên trong chảo ngập dầu. Ảnh: Hưng Yên la cà.

Lươn được chiên trong chảo ngập dầu. Ảnh: Hưng Yên la cà.

Một điều nữa làm nên sự khác biệt của bún thang lươn Phố Hiến so với bún thang Hà Nội là có thêm thịt ba chỉ rang cháy cạnh. Thịt ba chỉ thái nhỏ thành dạng sợi, sau đó cũng tẩm ướp nghệ, gừng, gia vị rồi chiên lên.

Ảnh: Ngọc Diệp/VnExpress.

Ảnh: Ngọc Diệp/Vnexpress.

Một nguyên liệu không thể thiếu nữa là trứng. Trứng đập ra phải đánh đều tay cho đến khi cầm đũa khêu lên đứt hẳn ra, không còn giọt rơi xuống nữa thì tráng mới ngon.

Để bún thang lươn được ngon, bún phải là bún rối sợi nhỏ, chần qua nước sôi. Chất lượng sợi bún càng ngon thì bát bún thang lươn càng tăng hương vị.

Thịt ba chỉ ướp tiêu, nghệ, chiên vàng. Ảnh: Hưng Yên la cà.

Thịt ba chỉ ướp nghệ chiên vàng. Ảnh: Hưng Yên la cà.

Để có nước dùng bún ngon, người bán phải hầm xương lợn, sá sùng biển, cua đồng và tôm biển. Hầm các nguyên liệu cùng với nhau trong khoảng vài tiếng, sau đó bỏ cái, cho thêm nước sôi vào nước cốt rồi tiếp tục ninh. Muốn nước dùng trong thì phải để lửa nhỏ liu riu.

Sá sùng, một trong những nguyên liệu hầm nước dùng.

Sá sùng, một trong những nguyên liệu hầm nước dùng.

Ảnh: Ăn ngon Hưng Yên.

Ảnh: Ăn ngon Hưng Yên.

Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, bún được cho vào bát, sắp nhân lên trên, mỗi loại nhân chiếm cứ một khoảng trên mặt bát bún, tạo nên những mảng màu đẹp mắt.

Bún thang lươn là sự kết hợp hài hòa của màu sắc các nguyên liệu và sự đậm đà tinh túy của nước dùng. Màu trắng của cọng bún ẩn hiện cùng với màu vàng rộm của trứng, màu nâu của lươn, màu trắng ngà của giò lụa…

Trứng chiên cắt sợi.

Trứng chiên cắt sợi.

Bún thang lươn có thể ăn kèm chanh, ớt, mắm tôm; các loại rau sống như hoa chuối, xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô, hành lá, mùi ta và rau răm thái nhỏ… khiến bát bún thơm ngon dậy mùi hơn bao giờ hết.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button