Du Lịch

Chùa Thanh Mai – Ngôi chùa huyền bí trong rừng sâu ở Chí Linh, Hải Dương

Chùa Thanh Mai nằm trên sườn núi Tam Ban thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử với không gian tĩnh mịch trang nghiêm và trữ tình khi vào mùa phong thay lá.

Chùa Thanh Mai – Ngôi chùa huyền bí trong rừng sâu ở Chí Linh, Hải Dương

Chùa Thanh Mai cách quốc lộ 18A chừng 12km, là điểm dừng chân của du khách khi hành hương lễ Phật về chốn Yên Tử. Đây cũng là vùng đất xung yếu gắn liền với các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc của các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Chùa Thanh Mai. Ảnh: Tuan Anh Do.

Chùa Thanh Mai. Ảnh: Tuan Anh Do.

Chùa còn là trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời nhà Trần, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. Ngôi chùa là một trong những đại danh lam thắng cảnh của tỉnh Hải Dương, từ xưa người ta đã biết đến như một chốn tổ. Chùa được dựng trên núi cao, bao quanh là rừng lá phong mênh mông.

Danh Bạ Du Lịch
Tháp Viên Thông. Ảnh: Trung Nguyen.

Tháp viên thông. Ảnh: Trung Nguyen.

Ảnh: Báo Hải Dương.

Ảnh: Báo Hải Dương.

Ảnh: @thaobui37.

Ảnh: @thaobui37.

Chùa Thanh Mai xưa vốn có quy mô diện tích 16ha với nhiều hạng mục công trình. Theo bia ký, chùa gồm: Phật điện, nhà tổ, nhà mẫu, tăng đường, nhà khách, nhà chứa kinh, gác chuông… Ngày nay nhà chùa đã cố gắng phục dựng lại theo nguyên mẫu xưa và thêm một vài cách điệu phù hợp với văn hoá, nghệ thuật kiến trúc đương thời.

Ảnh: Tuan Anh Do.

Ảnh: Tuan Anh Do.

Ban thờ tổ. Ảnh: Báo Hải Dương.

Ban thờ tổ. Ảnh: Báo Hải Dương.

Ngôi chùa hiện tại gồm các hạng mục chính như: tam quan, lầu bia, điện Phật, nhà mẫu, nhà tổ, nhà khách, tăng đường… đều theo lối kiến trúc thời Trần. Trong đó, tam quan được làm theo kiểu “chồng diêm”, gồm 2 tầng, 3 gian, 8 mái. Tầng dưới có 3 cửa đi, kết cấu khung bằng gỗ lim. Nền lát gạch đỏ, xây tường 2 hồi với tổng diện tích 60m vuông. Từ tam quan qua một khu vườn rộng là đến sân chùa.

Khung cảnh nhìn từ chùa. Ảnh: Tổng cục du lịch.

Khung cảnh nhìn từ chùa. Ảnh: Tổng cục du lịch.

Ảnh: Van Linh Nguyen.

Ảnh: Van Linh Nguyen.

Lầu bia có kết cấu khung bằng gỗ, với 4 cột đường kính 30cm. Mái có 2 mái, 4 đầu đao, lợp bằng ngói mũi hài. Nền cao lát gạch đỏ, ốp đá xanh. Chính giữa dựng bia ký đặt trên lưng rùa đá. Chùa chính có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, với 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, có các xà ngang, con rường, giá nghiêng theo kiểu “chồng rường bát đấu”.

Ảnh: Tùng Phạm.

Ảnh: Tùng Phạm.

Từ chùa chính qua một khoảng sân rộng là nhà tổ. Phía sau nhà tổ là tháp viên thông trong có nhục thân thiền sư Pháp Loa, tổ đệ nhị của thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra còn có một số hạng mục khác như tăng đường, nhà kho… Toàn bộ tượng thờ ở chùa đều được làm mới. Cách bài trí, phối thờ tượng trong chùa theo dòng Lâm Tế Tông với 6 bệ thờ.

Thanh Mai viên thông tháp bi. Ảnh: Báo Hải Dương.

Thanh Mai viên thông tháp bi. Ảnh: Báo Hải Dương.

Hiện nay chùa Thanh Mai có nhiều hiện vật có giá trị như: viên thông bảo tháp xây dựng năm 1334; tháp phổ quang xây dựng năm Chính Hoà thứ 23 (1702); tháp linh quang xây dựng năm Chính Hoà thứ 24 (1703), cùng 5 ngôi tháp khác.

Rừng thông quanh chùa. Ảnh: Đạt Ngô.

Rừng cây xanh mát quanh chùa. Ảnh: Đạt Ngô.

Trong chùa cũng còn lưu giữ 6 tấm bia thời Trần và Lê, trong đó Thanh Mai viên thông tháp bi được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) nói về thân thế và sự nghiệp của đệ nhị tổ thiền phái Trúc Lâm. Nội dung bia nói về tình hình chính trị, tôn giáo và những hoạt động của Trúc Lâm Tam Tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

Phong hương thay lá đổi màu. Ảnh: VnExpress.

Phong hương thay lá đổi màu. Ảnh: Vnexpress.

  Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button