Du Lịch

Danh thắng núi Bài Thơ – niềm tự hào của người Quảng Ninh

Nằm bên bờ di sản vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh. Đây là nơi ghi khắc nhiều bài thơ, trong đó có bài thơ của vua Lê Thánh Tông.

Danh thắng núi Bài Thơ – niềm tự hào của người Quảng Ninh

Ở độ cao 200m, từ đỉnh núi Bài Thơ nhìn về vịnh Hạ Long rất hùng vĩ, nên thơ, nhất là lúc hoàng hôn. Theo sử sách, xưa kia, núi là vọng gác của cửa ải vùng Đông Bắc. Năm 1468, trong một lần đi tuần qua đây, vua Lê Thánh Tông đã cho khắc bài thơ “Muôn thuở trời Nam, sông núi vững” của mình lên vách núi. Sau này còn xuất hiện thêm một số bài thơ khác.

Ảnh: nhung_black

Ảnh: nhung_black.

Hoàng hôn trên đỉnh núi. Ảnh: Nguyễn Hùng

Danh Bạ Du Lịch

Hoàng hôn trên đỉnh núi. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Núi không cao, nhưng đường lên núi không hề đơn giản, bởi có những đoạn dốc đứng. Nhiều đoạn có một bên là đá lởm chởm, một bên là vực sâu. Người dân vẫn nuôi nhiều đàn dê trên núi.

Vịnh Hạ Long nhìn từ núi Bài Thơ. Ảnh: Nguyễn Hùng

Vịnh Hạ Long nhìn từ núi Bài Thơ. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Hiện vẫn còn những đàn khỉ lông vàng sống trên núi, cùng giống với đàn khỉ chuyên phục vụ nghiên cứu y tế ở đảo Rều, thành phố Cẩm Phả. Thỉnh thoảng, khỉ vẫn lẻn vào bếp nhà dân dưới chân núi ăn vụng.

Leo núi Bài Thơ. Ảnh: Nguyễn Hùng

Leo núi Bài Thơ. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Đường bao núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đường bao quanh núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ảnh: @logan_fan38.

Ảnh: @logan_fan38.

Đến nay vẫn còn di tích lịch sử dọc đường lên đến đỉnh núi Bài Thơ. Đó là trung tâm điện chính bưu điện Quảng Ninh thời kỳ chống Mỹ, phải dời lên núi để tránh bom.

Ảnh: Báo Quảng Ninh

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ảnh: @anhk.98.

Ảnh: @anhk.98.

Trên đỉnh núi, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng tung bay phấp phới. Đây cũng là nơi mà vào rạng sáng 1-5-1930, công nhân lái xe lửa nhà sàng Ba Đèo, tên Đào Văn Tuất, đã bí mật leo lên treo lá cờ Đảng để mừng ngày Quốc tế Lao động.

Chùa dưới chân núi. Ảnh: Báo Thanh niên.

Chùa dưới chân núi. Ảnh: Báo Thanh niên.

Năm 1992, cụm núi Bài Thơ được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia gồm 3 di tích: “Bia khắc trên núi, chùa Long Tiên và đền Đức Ông”. Hiện nay, còn các di tích trên đỉnh núi Bài Thơ bao gồm cột cờ và lá cờ đỏ búa liềm, đài quan sát và trận địa phòng không 12,7 ly của đại đội tự vệ Bạch Đằng thời chống Mỹ, hang bưu điện, sở chỉ huy phòng không và phòng mổ, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh.

Ảnh: quockhanh2511

Ảnh: quockhanh2511.

Núi Bài Thơ lung linh về đêm. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Núi Bài Thơ lung linh về đêm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Vì thế núi Bài Thơ là một di sản mang đầy dấu ấn lịch sử, một truyền tích dân gian ở vùng đất bên bờ vịnh Hạ Long. Núi Bài Thơ là “mắt thần” ở vùng Đông Bắc. Các triều đại trước đây cho đến thời đại Hồ Chí Minh đều vang dội chiến công.

Ngọn núi huyền ảo. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngọn núi huyền ảo về đêm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Núi Bài Thơ còn là nơi gắn kết văn hóa các thế hệ người Việt nối tiếp nhau và ngày càng phát triển bền vững, cần được tôn vinh và phát huy giá trị bảo tồn, giá trị văn hóa dân tộc và phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Phạm Học

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Phạm Học.

Cầu Bài Thơ giúp du khách dễ dàng tham quan. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cầu Bài Thơ giúp du khách dễ dàng tham quan. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Vì thế đến với tỉnh Quảng Ninh, đến với vịnh Hạ Long, hãy ghé thăm núi Bài Thơ, ghé thăm niềm tự hào của các thế hệ nhân dân vùng Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button