Du Lịch

Thung áng Cái Lim – “Bảo tàng sống” trên vịnh Bái Tử Long

Thung áng Cái Lim thuộc đảo Trà Ngọ Lớn nằm trong vườn quốc gia Bái Tử Long, nơi đây hoang sơ và có những thảm thực vật độc nhất vô nhị so với các khu rừng ngập mặn khác ở Việt Nam.

Thung áng Cái Lim – “Bảo tàng sống” trên vịnh Bái Tử Long

Vườn quốc gia Bái Tử Long có diện tích 15.783ha bao gồm biển và các đảo nổi: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam… Thung áng Cái Lim thuộc đảo Trà Ngọ Lớn còn rất hoang sơ như chưa hề có sự có mặt của con người.

Đi thuyền vào thung áng Cái Lim. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đi thuyền vào thung áng Cái Lim. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Với cấu tạo địa chất đặc biệt bao gồm những dãy núi đá vôi vây quanh thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng, từ đó tạo môi trường sống phong phú cho nhiều loài động, thực vật. Khu vực chính của thung áng Cái Lim có khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10 ha.

Danh Bạ Du Lịch
Hang Dơi. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Hang Dơi ở thung áng Cái Lim. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cây ở thung áng thường có đường kính thân khoảng 30cm và có niên đại hàng trăm năm. Thung áng Cái Lim không tiếp xúc trực tiếp với nước biển, mà nước biển chảy qua các hang ngầm và khe hốc đá. Mùa mưa đến thung áng như vương quốc của ếch nhái, rắn… cùng những loài nước mặn như tôm, ngán, sam… tạo thành sự đa dạng của hệ động vật.

Dơi trong hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Dơi trong hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hang Dơi trong thung áng là nơi cư ngụ của hàng trăm con dơi và khỉ. Khỉ ở đây rất nhiều, có giống khỉ ức trắng lông vàng sống tự nhiên từ nhiều năm trước. Mỗi năm có hàng trăm con khỉ đuôi dài do Cục Kiểm lâm thu giữ sau đó được đem thả ở đảo Ba Mùn và thung áng Cái Lim.

Cây rừng ngập mặn cổ thụ. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Cây rừng ngập mặn cổ thụ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cách hang Dơi khoảng 1km đi về phía Bắc sẽ bắt gặp hang luồn Cái Đé cũng nằm trong quần thể của thung áng. Đây là hang đá ngầm, xuyên qua dãy núi dài khoảng 500m, trong lòng hang chỗ rộng nhất khoảng 60m. Hang chỉ vào được khi nước cạn, còn khi nước lớn, nước ngập đến đỉnh hang. Ở đây có rất nhiều ngán, là một vựa ngán khổng lồ.

Thực vật ngập mặn có kích thước lớn. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Thực vật ngập mặn có kích thước lớn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Theo các nhà khoa học, rừng ngập mặn ở đảo Trà Ngọ Lớn nói riêng và ở vườn quốc gia Bái Tử Long nói chung không có phù sa bồi đắp như ở các vùng rừng ngập mặn nơi khu vực cửa sông Hồng.

Ði sâu vào trong thung áng Cái Lim, nơi được đánh giá có nhiều thảm thực vật độc nhất vô nhị so với các vùng ngập mặn khác ở Việt Nam, từ rừng trúc xanh mướt, dày đặc đến rừng cây tra biển. Những cây tra biển mọc chen nhau, những cây con nhỏ xíu mọc chen chân với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Rễ cây giăng. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Rễ cây giăng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngoài cây tra, ở đây còn có những cây giá biển cổ thụ, đường kính bốn người ôm không xuể. Càng đi sâu vào trong thung áng, càng có vô số điều kỳ lạ. Lớp thảm thực vật dày đặc thuộc họ phong lan sống bám trên đá vôi, có những loài lan quý trong “Sách đỏ Việt Nam” như lan hài vệ nữ hoa vàng, lan kim tuyến, lan tai trâu…

Hệ thực vật phong phú. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Hệ thực vật phong phú. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Có lẽ vì thế mà các nhà khoa học đã ví thung áng Cái Lim như một “bảo tàng sống” thể hiện vô cùng sinh động về lịch sử tiến hóa của các loài sinh vật trong vùng vịnh Bái Tử Long.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button