Du Lịch

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Cộng đồng người dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh có một món bánh đặc sản thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi… Đó là bánh bạc đầu, món ăn dân dã nhưng vô cùng độc đáo.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Nhiều người rất tò mò về món bánh này bởi cái tên đặc biệt của nó, và nếu từng thưởng thức qua thì chắc chắn sẽ rất ấn tượng. Bánh sau khi làm xong được phủ một lớp bột gạo nếp mịn trắng bên ngoài, cái tên bánh bạc đầu bắt nguồn từ đó.

Bánh bạc đầu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bánh bạc đầu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bánh bạc đầu được làm từ gạo nếp, bên ngoài có một lớp bột trắng để chống dính. Để làm bánh, đầu tiên giã hoặc xay nhuyễn gạo nếp rồi nặn thành hình tròn, nhân bên trong có lạc, vừng…

Danh Bạ Du Lịch
Bánh bạc đầu được phủ một lớp bột mịn. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Bánh bạc đầu được phủ một lớp bột mịn. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Nghe đơn giản nhưng để chế biến món này cần rất nhiều công phu và sự khéo léo của người làm bánh. Từ khâu chọn nguyên liệu, xay bột, làm nhân… Khi xong mùa gặt, người ta chọn loại gạo nếp tốt và thơm ngon nhất để làm bánh.

Công đoạn nặn bánh. Ảnh: Báo Dân tộc.

Công đoạn nặn bánh. Ảnh: Báo Dân tộc.

Gạo nếp không được để lẫn gạo tẻ, ngâm nước từ 10-15 phút cho đến khi dễ dàng bẻ vỡ đôi hạt gạo, mới vớt ra để ráo rồi giã bằng cối đá cho đến khi thành bột mịn, rồi lại tiếp tục được lọc kỹ bằng rây cho bột thành phẩm cực mịn.

Bánh bạc đầu được sử dụng trong lễ tết. Ảnh: Báo Ảnh Dân tộc và Miền núi.

Bánh bạc đầu được sử dụng trong lễ Tết. Ảnh: Báo Ảnh Dân tộc và Miền núi.

Sau khi rây bột, thì mang những phần bột giã chưa kỹ tiếp tục mang giã, đây là công đoạn kỳ công và có khi mất đến nửa ngày. Ngày nay việc giã gạo đơn giản hơn nhờ có máy xay, nhiều hộ gia đình đã không còn giã tay như xưa nhưng bột vẫn phải đảm bảo mịn, trắng và sạch.

Ảnh: Hiền Anh

Ảnh: Hiền Anh.

Bột nếp thành phẩm sau đó được hòa cùng nước ấm rồi đánh thật đều tay, rồi tiếp tục nặn hình lá tròn, mỏng thả vào nồi nước sôi. Bánh được luộc cho tới khi nổi đều lên mặt nước, lúc đó bánh đã chín thì vớt ra. Những cục bột vừa mới vớt còn nóng được trộn tiếp với bột nếp, lại tiếp tục nặn thành từng lá bột tròn, mỏng, rộng rồi đặt nhân vào chính giữa rồi khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn đều rồi lăn qua lớp bột mịn…

Phụ nữ Sán Dìu ai cũng biết làm bánh bạc đầu. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

Phụ nữ Sán Dìu ai cũng biết làm bánh bạc đầu. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

Vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ dùng làm nhân bánh. Nhiều nơi còn cho thêm đậu xanh hoặc làm nhân bánh bằng bột đậu để nhân bánh phong phú hấp dẫn hơn. Một chiếc bánh bạc đầu ngon thường có thể nhìn thấy nhân mờ mờ sau lớp áo bột nếp, bánh khi ăn có vị ngọt thanh, thơm mùi lạc, vừng và gạo nếp mới.

Cuộc thi làm bánh bạc đầu của người Sán Dìu. Ảnh: Huyện Tiên Yên.

Cuộc thi làm bánh bạc đầu của người Sán Dìu. Ảnh: Huyện Tiên Yên.

Bánh bạc đầu không cần chiên rán hay hấp mà chỉ cần luộc lên là có thể thưởng thức. Bánh ăn ngọt vừa phải, không béo, vị thanh, thơm dịu và không ngấy. Vì thế món bánh dân dã này rất được lòng du khách khi mới thưởng thức lần đầu tiên.

Nhiều loại nhân bánh. Ảnh: thu.huyen.black

Nhiều loại nhân bánh. Ảnh minh họa: thu.huyen.black.

Bánh bạc đầu còn được đặt làm lễ vật ăn hỏi hoặc để bán, trở thành đặc sản. Đến Quảng Ninh thăm thú các bản người Sán Dìu dịp lễ, Tết, du khách sẽ bắt gặp bánh bạc đầu ở khắp nơi. Thưởng thức món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa người Sán Dìu cũng như các đồng bào ở vùng cao Quảng Ninh sẽ là trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến đi!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button