Du Lịch

Cung An Định – Lâu đài hoa lệ bên sông An Cựu

Cung An Định như một tòa lâu đài châu Âu cổ kính diễm lệ, là công trình kiến trúc độc đáo khác biệt hơn so với các kiến trúc khác trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Cung An Định – Lâu đài hoa lệ bên sông An Cựu

Lịch sử cung An Định

Ngày trước, cung An Định có tên là phủ An Định, công trình kiến trúc bằng gỗ như các công trình khác trong Kinh thành thời bấy giờ. Phủ được xây vào năm 1902 làm nơi ở riêng cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau là vua Khải Định.

Cung An Định nhìn từ trên cao. Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Cung An Định nhìn từ trên cao. Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Danh Bạ Du Lịch

Cung An Định nằm ở bờ bắc sông An Cựu, nằm bên trái phủ thờ Kiên Thái Vương là người đã sinh ra 3 vị vua: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Tại nơi đây, hoàng tử Bửu Đảo đã sinh ra người con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sau trở thành vua Bảo Đại.

Cung nằm bên bờ sông An Cựu. Ảnh: Báo Đầu Tư.

Cung nằm bên bờ sông An Cựu. Ảnh: Báo Đầu Tư.

Sau khi đăng quang, vua Khải Định dùng tiền riêng cải tạo phủ An Định, mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một số công trình. Mục đích để tạo ra một cơ ngơi to lớn nhằm kỷ niệm nơi nhà vua sinh trưởng và để ban tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy.

ẢNh: hain.0310

Ảnh: hain.0310

Trước hết, nhà vua mua thêm đất của những gia đình đang sinh sống ở phía sau khuôn viên phủ An Định để mở rộng diện tích lên đến 23.463 mét vuông. Vua cho phá bỏ các ngôi nhà chính và phụ trong khuôn viên cũ và lần lượt cho xây mới bằng vật liệu kiên cố hiện đại, là bê-tông cốt thép theo phong cách Tây phương.

Giao thoa kiến trúc Đông Tây. Ảnh: Hà Nội Mới.

Giao thoa kiến trúc Đông Tây. Ảnh: Hà Nội Mới.

Các công trình trong khuôn viên mới được cải tạo và xây dựng trong hai năm 1917-1918. Bấy giờ, tên gọi “phủ” được đổi thành “cung”, từ đó chính thức có tên cung An Định.

Ảnh: hain.0310

Ảnh: hain.0310

Năm 1922, hoàng tử Vĩnh Thụy được phong làm Đông cung Hoàng Thái tử và được dọn qua cung An Định. Nhưng cũng trong năm ấy, Hoàng Thái tử đi du học bên Pháp. Đến năm 1925, khi vua Khải Định băng hà, Thái tử trở về Huế dự lễ tang, rồi lên ngôi kế vị vào đầu năm 1926 với niên hiệu Bảo Đại.

Ảnh: Báo Nhân dân.

Ảnh: Báo Nhân dân.

Ngay sau đó, Bảo Đại tiếp tục qua Pháp học mãi đến năm 1932 mới về nước và kết hôn với hoàng hậu Nam Phương vào năm 1934. Hai năm sau, hoàng hậu sinh hoàng tử Bảo Long. Đến lượt hoàng tử được vua Bảo Đại sách phong làm Đông cung Hoàng Thái tử và ban tặng cung An Định.

Ảnh: vianvuxx

Ảnh: vianvuxx

Từ thời gian đó đến khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, cung An Định thường được sử dụng như một biệt cung hoa lệ để tổ chức những cuộc tiếp tân trọng thể của triều đình với sự tham dự của thân quyến hoàng gia, đình thần và các gia đình quan chức chính phủ bảo hộ Pháp.

Cung sống lại với thảm hoa màu sắc. Ảnh: VnExpress.

Cung sống lại với thảm hoa màu sắc. Ảnh: VnExpress.

Ngay sau ngày thoái vị của vua Bảo Đại (30-8-1945), toàn bộ gia đình nhà vua chuyển qua sống ở cung An Định. Riêng mẹ của vua thì lưu trú tại đây cho đến năm 1949, khi Bảo Đại trở về nước làm Quốc trưởng.

Kiến trúc còn lại của cung An Định

Cung An Định theo trường phái kiến trúc tân – cổ điển đầu thế kỷ 20, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình lớn nhỏ. Trải qua hơn 100 năm do sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại ba công trình là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Đình Trung Lập. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đình Trung Lập. Ảnh: Báo Nhân dân.

Nhìn từ đường Phan Đình Phùng, cổng chính được xây theo lối tam quan bằng gạch, gồm hai tầng, đắp nổi bằng sành sứ, thủy tinh rất công phu. Các họa tiết trang trí quen thuộc như rồng, hổ, phượng… Vòm cổng đắp nổi ba chữ “An Định cung”, và còn có cặp trụ giả được đắp nổi phong cách Roman.

Ảnh: thuylinhh95

Ảnh: thuylinhh95

Phía sau cổng chính, giữa sân là đình Trung Lập có vai trò như tấm bình phong, một nét kiến trúc quen thuộc ở triều Nguyễn, thường thấy ở các lăng tẩm, phủ đệ hay nhà rường. Đình Trung Lập hình bát giác, mái dạng cổ lầu hai lớp.

Kiến trúc tinh xảo. Ảnh: Báo Nhân dân.

Kiến trúc tinh xảo. Ảnh: Báo Nhân dân.

Mái đình đắp nổi 12 con rồng với ngụ ý bay đi bốn phương tám hướng. Trong đình có bức tượng đồng vua Khải Định với kích thước như người thật được đúc từ năm 1920.

Ảnh: himawari235

Ảnh: himawari235

Điểm nhấn của toàn bộ cung là lầu Khải Tường có kiến trúc mang âm hưởng châu Âu. Tên “Khải Tường” được chính vua Khải Định đặt với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành.

Cổng chính. Ảnh: Báo Nhân dân.

Cổng chính. Ảnh: Báo Nhân dân.

Lầu Khải Tường có ba tầng được xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu. Mặt trước được trang trí cầu kỳ bằng các họa tiết phong cách Roman cận đại đan xen các họa tiết cung đình phương Đông.

Ảnh: iamdinhhieu_

Ảnh: iamdinhhieu_

Lầu có tổng cộng 22 phòng lớn nhỏ. Trong đó, tầng 1 có 7 phòng trang trí lộng lẫy. Tầng 2 có 8 phòng là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi. Tầng 3 có 7 phòng là nơi ở cũ của đức Từ Cung và là nơi thờ tự.

Đại sảnh lộng lẫy. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đại sảnh lộng lẫy. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đại sảnh lầu Khải Tường rất nổi bật với sáu bức tranh tường sinh động về sáu lăng tẩm: từ lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và chính lăng vua Khải Định.

Ảnh: iamdinhhieu_

Ảnh: iamdinhhieu_

Riêng bức tranh lăng vua Khải Định là vẽ không giống thực tế ngày nay do lúc vẽ lăng tẩm của ông mới chỉ trên bản phác thảo. Những bức tranh đã từng xuống cấp nghiêm trọng nhưng đã được các chuyên gia Đức phục chế nguyên bản.

Những bức tranh tường kiệt tác. Ảnh: Báo Nhân dân.

Những bức tranh tường kiệt tác. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đến nay danh tính tác giả của sáu bức tranh này vẫn còn là điều bí mật. Tuy vậy tất cả đều được đánh giá là những kiệt tác nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Ảnh: ngansnow306

Ảnh: ngansnow306

Cung An Định có thể xem là kiệt tác kiến trúc nghệ thuật hiện đại, khác xa với các công trình kiến trúc cùng thời ở cố đô Huế. Hãy ghé thăm cung An Định để hiểu thêm về lịch sử thăng trầm của thời kỳ phong kiến và đừng quên theo dõi blog iVIVU cập nhật nhiều bài viết hữu ích!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button