Du Lịch

Hồ Tịnh Tâm – Vườn ngự uyển bên Kinh thành Huế

Hồ Tịnh Tâm nay thuộc phường Thuận Thành vốn là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại. Năm 1822, triều Nguyễn đã huy động tới 8.000 binh lính tham gia việc cải tạo, biến hồ trở thành vườn ngự uyển bên ngoài Đại nội của hoàng gia.

Hồ Tịnh Tâm – Vườn ngự uyển bên Kinh thành Huế

Hồ Tịnh Tâm trong quá khứ

Xưa kia hồ Tịnh Tâm là vết tích của đoạn sông Kim Long. Sau khi xây dựng Kinh thành Huế, triều đình đã cho cải tạo thành hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ từng được sử dụng làm nơi chứa thuốc súng và diêm tiêu.

Sen trắng ở hồ Tịnh Tâm. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Sen trắng ở hồ Tịnh Tâm. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Danh Bạ Du Lịch

Vào năm Minh Mạng thứ 3, nhà vua đã huy động đến 8.000 binh lính dốc sức ngày đêm cải tạo hồ Ký Tế, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao. Sau đó hồ Ký Tế đổi tên thành hồ Tịnh Tâm và là vườn ngự uyển đẹp trữ tình bậc nhất của Kinh thành Huế.

Đi dạo bên hồ. Ảnh: Báo Lao động.

Đi dạo bên hồ. Ảnh: Báo Lao động.

Hồ có hình chữ nhật, chu vi 1500m. Trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu, được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch.

Hồ là công trình tuyệt mỹ thời nhà Nguyễn. Ảnh: Báo Lao động.

Hồ là công trình tuyệt mỹ thời nhà Nguyễn. Ảnh: Báo Lao động.

Bốn mặt hồ có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông Hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Quanh các đảo và dọc bờ hồ trồng các loại liễu, trúc, hoa cỏ lạ, dưới lòng hồ trồng sen bách diệp.

Cầu Hồng Cừ bắc qua đảo Bồng Lai. Ảnh: Báo Lao động.

Cầu Hồng Cừ bắc qua đảo Bồng Lai. Ảnh: Báo Lao động.

Nổi bật nhất của hồ là đảo Bồng Lai nằm ở phía nam. Giữa đảo có điện Bồng Doanh kiến trúc 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói lưu li. Điện quay mặt về hướng nam có lan can gạch bao quanh, cầu Bồng Doanh nối đảo với bờ hồ phía nam.

Những lũy tre làng trong ngự uyển. Ảnh: Báo Tiền phong.

Những lũy tre làng trong vườn ngự uyển. Ảnh: Báo Tiền phong.

Phía đông điện Bồng Doanh có nhà Thủy tạ Thanh Tâm, phía tây điện có lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là cửa và cầu Hồng Cừ.

Ảnh: rimmart3101

Ảnh: rimmart3101

Hồ Tịnh Tâm là cả tổng thể kiến trúc cung đình gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, được phân bố giữa khung cảnh thiên nhiên có sẵn và được bàn tay con người cải tạo thêm thành công trình kiến trúc cầu kỳ, thẩm mỹ mà hài hòa với thiên nhiên.

Sen bách diệp. Ảnh: Báo Lao động.

Sen bách diệp. Ảnh: Báo Lao động.

Người xưa khi thiết kế hồ thành chữ Tâm (心) lớn với đường cong là nét chính mặt hồ cùng ba chấm là ba hòn đảo nổi bật trên mặt nước tạo thành bức tranh thư pháp thiên nhiên như chống bồng lai tiên cảnh.

Cảnh đẹp của hồ Tịnh Tâm ngay từ đầu đã khiến bao người say mê, tạo nguồn cảm hứng, đề tài cho các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… sáng tác các tác phẩm văn chương.

Du ngoạn bên hồ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Du ngoạn bên hồ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Trong các tác phẩm đó có mười bài thơ mang tên “Bắc hồ thập cảnh” của vua Minh Mạng. Và trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp xứ Thần Kinh, vua Thiệu Trị xếp hồ Tịnh Tâm vào vị trí thứ 3. Vua cũng cho in thơ và cảnh hồ để treo ở các cung điện.

Cải tạo loài sen quý trong hồ Tịnh Tâm

Xưa hồ Tịnh Tâm nước trong veo và trồng nhiều sen bách diệp, đến mùa sen nở đầy mặt hồ thơm thoang thoảng. Sen bách diệp là loại sen có nhiều cánh nhỏ màu hồng nhạt, được xem như giống sen cao quý trong tất cả các loại hoa sen.

Khai thác sen. Ảnh: Tiến Long.

Khai thác sen. Ảnh: Tiến Long.

Không chỉ cho hoa đẹp, chất lượng hạt sen của hồ Tịnh Tâm cũng cao cấp hơn những loại sen khác. Hạt sen vừa dẻo vừa thơm đặc biệt mà không ở nơi nào có được. Ngày xưa chỉ có vua chúa mới được thưởng thức những món ngon từ loại sen quý này.

Ảnh: jack240987

Ảnh: jack240987

Có lẽ vì thế mà chính giống sen quý trên mặt hồ mới là điều để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người dân Huế và du khách mỗi khi vãn cảnh đến đây.

Ướp trà hoa sen. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ướp trà hoa sen. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Năm 2020, hồ Tịnh Tâm đã được chính quyền thành phố cải tạo sau thời gian dài ô nhiễm, xuống cấp. Một trong những việc quan trọng là làm sao trồng được giống sen trắng như vốn đã từng có xưa kia.

Ảnh: agustin4366

Ảnh: agustin4366

Việc trồng giống sen trắng không hề đơn giản, bởi giống sen này khá “hoàng gia”, không chịu được dòng nước bẩn… Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đã lên kế hoạch hợp tác cùng người dân hồi sinh giống sen trắng với hy vọng để không gian hồ Tịnh Tâm đúng với nguyên bản ngày xưa.

Hạt sen dẻo ngọt. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Hạt sen dẻo ngọt. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Giờ đây vựa sen trắng đã nở hoa tinh khiết giữa hồ Tịnh Tâm. Để có những bông hoa ngát hương là cả một câu chuyện dài. Người ta đã nghiên cứu rất kỹ và bỏ rất nhiều công sức để cải tạo tầng đáy, xử lý các mầm thực vật còn sót, tạo mặt bằng cho đáy hồ…

Ảnh: jack240987

Ảnh: jack240987

Người dân trồng sen với mục đích kinh tế thường không ưa chuộng giống sen trắng này vì năng suất thấp, nụ hoa nhỏ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người mong muốn phục hồi giá trị của giống hoa quý của người xưa. Vì thế việc trồng hoa mang tính chất văn hóa, kỷ niệm nhiều hơn là thương mại.

Trà sen thơm ngát. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Trà sen thơm ngát. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Sau thời gian trồng thử và may mắn đã thành công, hoa sen ở hồ Tịnh Tâm đã đến giai đoạn khai thác. Sen được ướp trà ngay giữa hồ và thu hoạch để phục vụ cho du khách thưởng trà, góp phần đưa sản phẩm sen Huế đi xa.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button