Du Lịch

Khu di tích Bạch Đằng Giang – Nơi hội tụ văn hóa lịch sử ở thành phố Hải Phòng

Cửa sông Bạch Đằng, nơi gắn liền với ba trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Khu di tích Bạch Đằng Giang chính là nơi tái hiện những sự kiện lịch sử oai hùng đó.

Khu di tích Bạch Đằng Giang – Nơi hội tụ văn hóa lịch sử ở thành phố Hải Phòng

Toàn cảnh khu di tích. Ảnh: Cổng tin tức thành phố Hải Phòng.

Toàn cảnh khu di tích. Ảnh: Cổng tin tức thành phố Hải Phòng.

Ba trận thủy chiến đó là, trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938, trận Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981 và trận Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông năm 1288. Vĩ đại là thế nhưng với những di sản còn lại vẫn chưa đủ để thể hiện tầm vóc của những chiến thắng đó.

Cổng khu di tích. Ảnh: VOV.vn

Danh Bạ Du Lịch

Cổng khu di tích. Ảnh: VOV.

Nhận thức được những giá trị to lớn ấy, từ năm 2008 những người có tâm huyết đã quyết tâm xây dựng lại quần thể ghi dấu ấn hồn thiêng sông núi nước Nam, đó là khu di tích Bạch Đằng Giang ở Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay.

Ảnh: bachdanggiang.vn

Ảnh: bachdanggiang.

Khu di tích rộng 20ha, nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh được công nhận năm 1962. Cổng vào di tích là vườn đá cuội và trụ đá cao chừng 5m, 4 mặt đều khắc chữ, mặt chính giữa khắc câu thơ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”, 3 mặt còn lại tán dương công trạng của ba bậc tiền nhân trong các trận thủy chiến.

Vườn đá cuội. Ảnh: bachdanggiang.vn

Vườn đá cuội. Ảnh: bachdanggiang.

Quần thể còn nhiều khu khác như đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn minh Đại Việt.

Đền thờ Ngô Quyền. Ảnh: bachdanggiang.vn

Đền thờ Ngô Quyền. Ảnh: bachdanggiang.

Đền Tràng Kênh Vọng Đế thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền để đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán.

Đền thờ Lê Hoàn. Ảnh: bachdanggiang.vn

Đền thờ Lê Hoàn. Ảnh: bachdanggiang.

Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, mở ra nền văn minh Đông Á rực rỡ. Cả ba ngôi đền đều được thiết kế theo kiến trúc cổ với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên.

Đền thờ Trần Hưng Đạo. Ảnh: bachdanggiang.vn

Đền thờ Trần Hưng Đạo. Ảnh: bachdanggiang.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của khu di tích Bạch Đằng Giang. Đây là nơi đầu tiên ở Hải Phòng lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người luôn trong trái tim của mọi người dân Việt.

Mô phỏng cọc Bạch Đằng. Ảnh: FB Di tích Bạch Đằng Giang.

Mô phỏng cọc Bạch Đằng. Ảnh: FB Di tích Bạch Đằng Giang.

Điểm đến tiếp theo trong khu di tích là Trúc Lâm tự Tràng Kênh, đây là ngôi chùa mô phỏng theo chùa Đồng ở Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như Lai, Đạt Ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán và cây đa cổ thụ trên trăm tuổi.

Trúc Lâm tự Tràng Kênh. Ảnh: Fb Di tích Bạch Đằng Giang.

Trúc Lâm tự Tràng Kênh. Ảnh: Fb Di tích Bạch Đằng Giang.

Chùa là một trong những nơi cao nhất của khu di tích Bạch Đằng Giang, có thể quan sát bao quát không gian rộng rãi, nhìn ra dòng sông Bạch Đằng, dãy Đông Triều hùng vĩ. Đặc biệt trong những ngày trời quang du khách cũng có thể nhìn thấy danh thắng Yên Tử.

Nhìn bao quát sông Bạch Đằng. Ảnh: Fb Di tích Bạch Đằng Giang.

Nhìn bao quát sông Bạch Đằng. Ảnh: Fb Di tích Bạch Đằng Giang.

Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ Vị Tôn Ông, Tam Vị ông Hoàng, Đức Nam Hải Thần Vương và Mẫu Sơn Trang.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Trong khu di tích còn có khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng; sơ đồ diễn biến các trận chiến trên sông Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.

Khu bảo tàng. Ảnh: Minh Đức/TTXVN.

Khu bảo tàng. Ảnh: Minh Đức/TTXVN.

Quảng trường Chiến thắng là điểm cuối trong chuyến tham quan, công trình được hoàn thành vào cuối năm 2016. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được phục dựng lại dưới lòng sông.

Quảng trường chiến thắng Bạch Đằng. Ảnh: dangcongsan.vn

Quảng trường Chiến thắng Bạch Đằng. Ảnh: dangcongsan.

Khu di tích Bạch Đằng Giang đã đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan, khám phá tìm hiểu lịch sử nước nhà. Đồng thời đây cũng là nơi diễn ra đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trên biển. Về với Bạch Đằng như về nơi thiêng liêng của dân tộc, về khơi lại một trang sử sáng chói!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (3 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button