Du Lịch

Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều – Nơi lưu dấu một triều đại hiển hách

Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều thuộc các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thủy An. Hiện nay đây là khu di tích lưu giữ nhiều dấu ấn nhất của nhà Trần hiển hách.

Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều – Nơi lưu dấu một triều đại hiển hách

Năm Ất Dậu 1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Từ đây nhà Trần trị vì đất nước trong 175 năm, với 12 đời vua, đã tạo nên triều đại hiển hách bậc nhất trong lịch sử nước ta.

Thái miếu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thái miếu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Triều Trần (1225 – 1400) với võ công, văn trị, đã mở ra kỷ nguyên hào hùng trong lịch sử dựng và giữ nước. Theo tư liệu, vùng Đông Triều chính là đất tụ cư đầu tiên của họ Trần. Sau đó, vùng đất này được vua Trần Thái Tông ban cho anh trai Trần Liễu làm ấp thang mộc.

Danh Bạ Du Lịch
Thái lăng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thái lăng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đối mới mỗi triều đại khi trị vì đều quan tâm đến hai vấn đề, duyên trạch là vùng đất định đô, âm trạch là nơi đặt thái miếu lăng tẩm. Bên cạnh Thăng Long tiếp tục được lựa chọn làm kinh đô, thì nhà Trần cũng cho xây dựng và phát triển hai trung tâm văn hóa, hai khu sơn lăng ở phía đông và nam kinh thành.

Cổng khu di tích. Ảnh: Báo quốc tế.

Cổng khu di tích. Ảnh: Báo Quốc tế.

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định Đông Triều là trung tâm văn hóa tín ngưỡng lớn, cùng với Thăng Long – trung tâm chính trị, kinh tế và Thiên Trường Long Hưng, nơi phát tích của nhà Trần.

Đền An Sinh. Ảnh: Grand Fleuve Boutique

Đền An Sinh. Ảnh: Grand Fleuve Boutique.

Tên cổ của Đông Triều là An Sinh, đến đời vua Trần Dụ Tông mới đổi tên, và trở thành khu di tích lịch sử nhà Trần hiện nay. Đây là khu di tích quốc gia đặc biệt gồm lăng mộ, đền, chùa, am tháp với 14 di tích trải rộng. Đây là vùng thánh địa linh thiêng mang đậm tinh thần lịch sử, văn hoá là nơi quê gốc nhà Trần.

Am Ngọa Vân. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Am Ngọa Vân. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Từ thế kỷ 13, nhà Trần cho xây dựng Thái Miếu, thờ tự Tam tổ thánh Trần, là điểm di tích quan trọng bậc nhất. Đến cuối thế kỷ 14, nhiều lăng mộ vua Trần mới được di chuyển về Đông Triều.

Tòa chính đền An Sinh. Ảnh: nhatranodongtrieu.

Tòa chính đền An Sinh. Ảnh: nhatranodongtrieu.

Khu di tích lịch sử nhà Trần bao gồm 3 nhóm, nhóm di tích đình miếu, nhóm di tích lăng tẩm và nhóm di tích chùa tháp. Đền miếu và lăng tẩm gắn với tông miếu của nhà Trần.

Tháp Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở am – chùa Ngọa Vân. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Tháp Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở am – chùa Ngọa Vân. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Cùng với việc xây dựng lăng mộ, triều Trần còn xây dựng đền miếu để thờ cúng các bậc tiền đế, chùa chiền cũng theo đó mọc lên không ít. Nhưng khi ấy Đông Triều chỉ đóng vai trò khu sơn lăng, chưa trở thành trung tâm Phật giáo của Đại Việt.

Tháp chùa Hồ Thiên. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Tháp chùa Hồ Thiên. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Phải đến khi vua Trần Nhân Tông xuất gia lên núi Yên Tử tu hành và sáng lập nên dòng thiền phái Trúc Lâm. Ông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Tượng quan hầu và tượng linh thú bằng đá ở lăng Ngải Sơn. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Tượng quan hầu và tượng linh thú bằng đá ở lăng Ngải Sơn. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh.

Vào thời kỳ này, Đông Triều trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các đời vua Trần đã cho xây dựng ở đây hệ thống đền miếu, lăng mộ, chùa tháp dày đặc trong vùng cảnh quan có diện tích rộng lớn trải dài lên tận sườn núi Yên Tử.

Vườn tháp đá chùa Quỳnh Lâm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Vườn tháp đá chùa Quỳnh Lâm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Chùa Ngọa Vân Hồ Thiên là nơi Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đăng đàn thuyết pháp, cũng là nơi gắn liền với sự nghiệp hoằng hóa Phật Giáo của nước Đại Việt, đào tạo những vị sư ở cấp độ cao hơn.

Đền Sinh, nơi thờ 8 vị vua Trần. Ảnh: Hải Ninh

Đền Sinh, nơi thờ 8 vị vua Trần. Ảnh: Hải Ninh.

Trên chùa Hồ Thiên còn có ngọn tháp đá 7 tầng mà đến nay kiến trúc của ngôi tháp vẫn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, người yêu thích lịch sử khắp nơi tìm đến tham quan, nghiên cứu.

Hai ngôi tháp cổ tại Thông đàn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngôi tháp cổ tại Thông đàn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Chùa Quỳnh Lâm được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, sở hữu tượng Phật một trong An Nam tứ đại khí. Vườn tháp trong chùa và tháp đá mộ các thiền sư có kiến trúc độc đáo, một di sản văn hoá tiêu biểu không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà là của cả Việt Nam.

Thái lăng ở hồ Trại Lốc. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thái lăng ở hồ Trại Lốc. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Trải qua thời gian, thiên tai hủy hoại, chiến tranh tàn phá, nhiều công trình xưa ở khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều chỉ còn là phế tích. Tuy vậy những phế tích đó trong lòng người dân vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Cổ vật hộp hoa sen bằng vàng. Ảnh: dongtrieu.edu.vn

Cổ vật hộp hoa sen bằng vàng. Ảnh: dongtrieu.edu.

An Sinh xưa, Đông Triều nay là nơi các vua nhà Trần thể hiện tư tưởng lá rụng về cội của dân tộc Việt. Những thứ còn hiện hữu hay cả những thứ chỉ còn trong lòng đất vẫn là di sản vượt thời gian không chỉ mang giá trị lịch sử của vương triều vang danh mà còn là minh chứng cho 700 năm tồn tại của nền Phật giáo thuần Việt.

Ngải Sơn Lăng nơi an táng vua Trần Hiến Tông. Ảnh: dongtrieu.edu.vn

Ngải Sơn Lăng, nơi an táng vua Trần Hiến Tông. Ảnh: dongtrieu.edu.

Giờ đây với những nỗ lực của khảo cổ học đã dần làm sáng tỏ cấu trúc, quy mô, diện mạo của những di tích lịch sử quan trọng nơi đây. Những di tích xưa chở theo cả một thời kỳ rực rỡ đang dần trở lại tại khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button