Du Lịch

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của vùng đất đỏ bazan này. Hãy cùng iVIVU tìm hiểu lễ hội này có gì độc đáo góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người dân nơi đây nhé!

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Hằng năm, lễ hội đâm trâu sẽ được tổ chức khi mùa màng thu hoạch xong, đây chính là thời điểm nông nhàn, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới, thường vào tháng ba hoặc tháng tư âm lịch và tổ chức cúng tế dưới chân núi Langbiang nhằm cúng thần núi Langbiang mong cầu tránh thiên tai, nạn dịch hoặc cúng vào dịp dời làng để khẳng định uy tín của buôn làng.

Ảnh: skibanen

Ảnh: skibanen

Lễ hội đâm trâu diễn ra như thế nào ?

Điều duy nhất không thể thiếu khi bắt đầu nghi thức đâm trâu chính là âm thanh náo nhiệt của tiếng cồng chiêng, các vũ điệu uyển chuyển của các cô sơn nữ nghe rộn ràng, háo hức tạo nên một bầu không khí nôn nao, mang đậm bản sắc dân tộc. Điểm đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội đâm trâu Tây Nguyên chính là cây nêu, nó là biểu tượng chính của lễ hội, thường được dựng trước sân và người bản xứ cũng rất khéo léo trang trí những hoa văn truyền thống với hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc lên cây nêu.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: tapchidulich

Ảnh: tapchidulich

Tiếp đó là thủ tục nghi lễ được diễn ra ngay khi già làng làm các nghi thức cúng hồn lúa và các Giàng, hát bài khóc trâu thống thiết… Đỉnh điểm của nghi lễ thực sự bắt đầu khi tiếng hò reo phấn khích của dân làng mỗi lúc một to hơn, tiếng kèn chiêng vang lên thúc giục một chàng trai khỏe mạnh dùng một cây lao đầu bịt sắt nhọn và nhảy múa quanh con trâu, chàng sẽ chặt vào khuỷu chân trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet.

Cuối cùng là nghi lễ cúng hồn lúa, người dân sẽ buộc đầu trâu vào kho lúa bằng một sợi dây để kết nối, già làng sẽ đại diện lấy máu trâu hòa cùng chén rượu đổ vào các bình nước, dùng nước tưới lên kho lúa với tư tưởng sẽ tắm mát cho hồn lúa, hứa hẹn một mùa lúa mới bội thu, mang lại hạnh phúc ấm no cho đồng bào. Kết thúc nghi lễ, dân làng sẽ có tiệc hát múa, ăn mừng và uống rượu cần, thịt trâu.

le-hoi-dam-trau_1472438176Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên cũng tương tự như các vùng khác, cũng có hai biểu tượng chính là cây nêu và con trâu. Chính vì thế, người dân biết cách chọn lọc, chăm chút cây nêu. Nó phải bề thế, cao vút và được làm bằng tre, trang trí thêm lá non, cây sra. Đặc biệt dưới bàn tay tài hoa và đôi mắt thẩm mỹ của đồng bào nơi đây, cây nêu được tô điểm trang nghiêm và hoành tráng hơn bao giờ hết với hình ảnh một con phượng hoàng làm bằng gỗ có nhiều màu sắc rực rỡ, treo trên ngọn cây nêu, và các hình ảnh như tổ ong, hình người, xâu lục lạc, chim én cũng được hiện diện trên thân cây nêu trông tuyệt đẹp, xứng đáng là lễ đài của buổi lễ.

Cây nêu thường xuất hiện trong các buổi lễ của người Tây Nguyên. Ảnh: dangcongsan.

Cây nêu thường xuất hiện trong các buổi lễ của người Tây Nguyên. Ảnh minh họa: dangcongsan.

Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu

đâm trâuLễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Tây Nguyên. Tiêu biểu có các lễ hội đâm trâu của người Êđê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na… nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (trời), thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Ảnh: dangcongsan.

Ảnh: dangcongsan.

 

Theo iVIVU.com

 

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao1 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button