Du Lịch

Chùa Keo Thái Bình – Kiến trúc xa xưa còn nguyên vẹn đến nay

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự nằm trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo, nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Chùa Keo Thái Bình – Kiến trúc xa xưa còn nguyên vẹn đến nay

Chùa Keo thực ra là hai ngôi chùa song sinh, vì thế để phân biệt, người ta gọi ngôi chùa ở Thái Bình là “Keo trên”, phân biệt với “Keo dưới” ở Nam Định. Chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” và tiền Phật hậu Thánh đặc trưng.

Toàn bộ chùa Keo Thái Bình. Ảnh: Thái Bình TV.

Toàn bộ chùa Keo Thái Bình. Ảnh: Thái Bình TV.

Khuôn viên chùa có diện tích hơn 41.500 mét vuông, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng. Trong chùa có 3 hồ lớn gồm hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội, hai hồ phía sau dãy hành lang Đông và Tây.

Danh Bạ Du Lịch
Ảnh: VOV.

Ảnh: VOV.

Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh. Khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý.

Chùa được bao quanh bởi hồ nước. Ảnh: VOV.

Chùa được bao quanh bởi hồ nước. Ảnh: VOV.

Điểm nhấn của chùa là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hàng chục gian nhà là nơi để Phật tử và du khách nghỉ chân. Nếu tính tam quan ngoại là điểm đầu, gác chuông là điểm cuối thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng tạo nên sự đối xứng của chùa.

Ảnh: Lâm Tiệp.

Ảnh: Lâm Tiệp.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ảnh: Báo Kiến thức.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ảnh: Báo Kiến thức.

Kiến trúc chùa Keo phân thành nhiều lớp đơn, kép có sự giãn cách khác nhau. Thường chùa Việt có một cổng tam quan, nhưng chùa Keo có đến hai tam quan. Tam quan ngoại được nâng lên thành một ngôi nhà hoàn chỉnh với ba gian hai chái, không có cửa, không có tường. Tam quan nội được thiết kế ba gian như một ngôi nhà có cửa.

Kiến trúc cổ kính nguyên vẹn. Ảnh: Van Tran Thai.

Kiến trúc cổ kính nguyên vẹn. Ảnh: Van Tran Thai.

Đặc biệt, bộ cánh cửa của tam quan nội khi đóng lại tạo thành một tác phẩm khắc gỗ độc đáo. Bức phù điêu khắc họa “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” với những nét chạm hình rồng và đao mác tua tủa vút lên, phần nào tái hiện lịch sử đất nước lúc bấy giờ.

Ảnh: Van Tran Thai.

Ảnh: Van Tran Thai.

Ảnh: Lâm Tiệp.

Ảnh: Lâm Tiệp.

Mặc dù có kiến trúc tiền Phật, hậu Thánh nhưng khu thờ Thánh độc lập với khu thờ Phật, được ngăn cách bởi nhà giá roi, chứng tỏ tầm quan trọng của Thiền sư Không Lộ với đời sống tâm linh của người dân trong vùng.

Ảnh: Ha Manh Tien.

Ảnh: Ha Manh Tien.

Gác chuông chùa Keo được xem là biểu tượng của tỉnh Thái Bình, không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa của mảnh đất, con người Thái Bình, gác chuông còn chứa đựng giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo.

Ảnh: @_____hoa_____

Ảnh: @_____hoa_____.

Sở dĩ gác chuông và các công trình gỗ khác của chùa vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay vì người xưa đã khéo léo kết nối các chi tiết với nhau bằng hệ thống mộng, kèo vô cùng chuẩn xác. Mộng gỗ là loại ghép nối nhằm truyền lực trực tiếp từ thanh này sang thanh khác không cần các vật trung gian.

Cửa tam quan nội. Ảnh: Tuan Nguyen.

Cửa tam quan nội. Ảnh: Tuan Nguyen.

Ảnh: Truss Liv.

Ảnh: Truss Liv.

Gác chuông có ba tầng, cao hơn 11m, diện tích hơn 70m vuông nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ bởi những hình khối, sự hài hòa của nhịp điệu và chi tiết. Mỗi tầng của gác chuông có 4 mái tỏa về 4 hướng, gợi hình ảnh một bông sen thanh thoát.

Ảnh: Quốc Khánh Huỳnh.

Ảnh: Quốc Khánh Huỳnh.

Gác chuông chùa Keo được xác lập kỷ lục là gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Gác chuông thu hút khách tham quan và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Gác chuông hiện còn lưu giữ ba quả chuông đồng cổ, mỗi chuông nặng gần 2 tấn được đúc vào thế kỷ 17 và 18. Theo phong tục làng Keo, mỗi năm chuông chỉ được đánh vào đêm Giao thừa và hai lần khai hội.

Mộ tháp. Ảnh: Van Giang Nguyen.

Mộ tháp. Ảnh: Van Giang Nguyen.

Chùa Keo Thái Bình mang những yếu tố điển hình của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đây là địa điểm lý tưởng để du khách về chiêm bái, trút bỏ mọi gánh nặng lo toan thường nhật. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị luôn được người dân và chính quyền coi trọng.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button