Du Lịch

Chiêm ngưỡng “châu Âu thu nhỏ” ở vương cung thánh đường Sở Kiện, Hà Nam

Vương cung thánh đường Sở Kiện thuộc thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là một trong bốn tiểu vương cung thánh đường ở Việt Nam. Nơi đây có tuổi đời đã 140 năm với lối kiến trúc cổ điển phương Tây.

Chiêm ngưỡng “châu Âu thu nhỏ” ở vương cung thánh đường Sở Kiện, Hà Nam

Nhà thờ bề thế và cổ kính. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhà thờ bề thế và cổ kính. Ảnh: Báo Dân Việt.

vương -cung- thánh -đường- Sở- Kiện-ivivu-2

Ảnh: Báo Dân Việt.

Danh Bạ Du Lịch

Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước thì có 4 tiểu vương cung thánh đường. Vương cung thánh đường là danh hiệu được Giáo hoàng đặc biệt tôn vinh những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

vương -cung- thánh -đường- Sở- Kiện-ivivu-2(1)

Ảnh: Báo Dân Trí.

Ảnh: @linhhuongg

Ảnh: @linhhuongg.

Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao Động.

Vương cung thánh đường Sở Kiện (hay nhà thờ Kẻ Sở) hoàn thành vào năm 1882, đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận cho tới năm 1936. Sau này, tòa giám mục chuyển về Hà Nội. Nhà thờ lớn Hà Nội được chọn làm nơi đặt ngai đại diện tông tòa, nhà thờ Kẻ Sở trở thành nhà thờ giáo xứ.

Ảnh: @linhhuongg

Ảnh: @linhhuongg.

Bên ngoài nhà thờ. Ảnh: Báo Lao động.

Bên ngoài nhà thờ. Ảnh: Báo Lao Động.

Do được xây dựng trên một cái đầm, nên toàn bộ nền nhà thờ phải được lót gỗ lim để chống lún. Vương cung thánh đường được thiết kế theo phong cách Gothic gồm nhà thờ chính, tòa giám mục và chủng viện. Nhà thờ dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, bên trong có 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, có sức chứa đến 4.000-5.000 người dự lễ.

Ảnh: @linhhuongg

Ảnh: @linhhuongg.

Vẻ đẹp cũ kỹ. Ảnh: Báo Lao động.

Vẻ đẹp cũ kỹ. Ảnh: Báo Lao Động.

Nhà thờ có kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh về các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy theo kiểu truyền thống.

Ảnh: @linhhuongg

Ảnh: @linhhuongg.

Kiến trúc Gothic rõ nét. Ảnh: Báo Lao động.

Kiến trúc Gothic rõ nét. Ảnh: Báo Lao Động.

Vương cung thánh đường Sở Kiện hiện sở hữu ngọn tháp treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố-mi-son-đồ. Quả nặng nhất có khối lượng gần 2,5 tấn được người dân gọi là chuông “bồng”. Vào ngày lễ, ngày Giáng sinh, tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng khắp vùng.

Ảnh: @linhhuongg

Ảnh: @linhhuongg.

Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao Động.

Cái tên Sở Kiện là tên ghép từ tên của hai ngôi làng: làng Sở (hay Ninh Phú) phía Đông chuyên nghề làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi.

Ảnh: @tai_dang

Ảnh: @tai_dang.

Hơn 60 năm từ 1862 – 1924, Sở Kiện là nơi đặt “thủ phủ” của giáo phận Tây Đàng Ngoài. Nơi đây cũng vinh dự làm chiếc nôi nuôi nấng hai thánh tử đạo, linh mục Phê-rô Trương Văn Thi và thầy giảng Phê-rô Trương Văn Đường, và cất giữ nhiều di tích thánh có giá trị.

Ảnh: @h.t.t_0_

Ảnh: @h.t.t_0_.

Ngày nay, vương cung thánh đường Sở Kiện không chỉ là nơi tụ họp của đồng bào theo đạo Thiên chúa, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp của Việt Nam và hiểu thêm về các tôn giáo trong đời sống tín ngưỡng của người Việt.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button